Các Fanpage chính thức của lamchame

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè

Ở trẻ nhỏ thì căn bệnh ngạt mũi, thở khò khè là căn bệnh mà các bé thường mắc phải, nhất là với trẻ sơ sinh. Thông thường các bé sơ sinh dễ bị ngạt mũi vì lỗ mũi của bé còn rất nhỏ, dễ bị bít lại do vảy mũi. Khi trẻ bị ngạt mũi là sẽ thở bằng miệng, vậy nên nếu nhẹ mẹ có thể áp tai vào miệng trẻ sẽ nghe thấy tiếng thở khò khè như tiếng ngáy phát ra. Chính vì không thở được bằng mũi, nên những lúc trẻ bú sẽ khiến trẻ khó chịu vì phải bú ngát quãng, không bú được hơi dài vì khó thở nên các bé sẽ thường sinh ra quẫy khóc. Vậy nên các mẹ sẽ rất lo lắng không biết "Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè?".

Như trường hợp của mẹ huongkh009 trong topic: Cách trị ngạt mũi, thở khò khè ở trẻ sơ sinh hay topic: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao ạ!!! Của mẹ nguyen_chau_anh

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè như: Trẻ bị viêm phế quản, hen phế quản, ngạt mũi,… Vì vậy việc đầu tiên các mẹ cần làm là đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám xem con thở khò khè vì nguyên nhân gì. Trong trường hợp chắc chắn do ngạt mũi hoặc các mẹ chưa thể cho con đi khám bác sĩ thì có thể tham khảo một số cách sau để giúp con bớt khó chịu khi bị ngạt mũi thở khò khè.

- Vệ sinh làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách nhỏ vài giọt nước muối natri 0,9% hoặc nước muối biển dành cho trẻ sơ sinh vào mũi bé chờ vài phút sau đó làm sạch mũi. Kết hợp với nhỏ nước muối cho bé mẹ nên massage nhẹ nhàng hai bên cánh mũi cho bé dễ thông. Cách này sẽ giúp làm mềm vẩy cứng và loãng dịch nhầy trong mũi, giúp thông thoáng mũi khiến bé dễ thở và giảm ngạt mũi. Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3-5 lần một ngày, nhất là trước khi cho trẻ bú hoặc ăn. Và nên duy trì thói quen vệ sinh mũi hàng ngày cho bé bằng nưới muối sinh lý để phòng bệnh cho bé.

- Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê gối cao hơn bình thường cho bé khi nằm ngủ.

- Các mẹ có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi. Chỉ nên nhỏ vài giọt vào giường, chăn, gối hoặc quần áo là được không nên dùng quá nhiều tinh dầu bạc hà vì có thể sẽ khiến trẻ bị bỏng.

- Một số mẹ còn chia sẻ kinh nghiệm dùng dầu tràm cho trẻ khi bị ngạt mũi thở khò khè như sau: Các mẹ có thể bôi tinh dầu Tràm vào tay và xoa lên gan bàn chân của bé hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào yếm hoặc vạt áo của con để giúp con đỡ ngạt mũi, dễ thở và giữ ấm cho bé. Để phòng tránh trẻ bị ngạt mũi thở khò khè do cảm lạnh thì khi tắm cho con, các mẹ có thể nhỏ từ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào nước tắm.

-Nên cho trẻ uống nhiều nước. Vì nước sẽ giúp làm loãng chất đờm nhầy và giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn. Mẹ có thể bổ sung thêm lượng nước cho bé bằng cách cho bé uống thêm nước, bú sữa mẹ, nước ép hoa quả, sữa ngoài,… tùy vào độ tuổi của con.

- Ngoài ra, giữ ấm cho bé cũng rất quan trọng đặc biệt là ở ngực, cổ, lòng bàn tay, bàn chân. Khi bé ngủ các mẹ nhớ giữ không gian thoáng đãng, bật quạt ở xa và không chiếu thẳng vào bé. Hạn chế bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, chỉ cần bật ở mức độ dễ chịu là được.

- Các bệnh lý liên quan đến ngạt mũi đều là các bệnh đường hô hấp, do đó việc giữ sạch bầu không khí quanh bé là rất quan trọng. Phòng ngủ hoặc phòng bé chơi, sinh hoạt phải trong lành, không khói bụi, khói thuốc, khói bếp…

Trong một số trường hợp điều trị vài ngày mà bé vẫn không giảm bệnh, và đang trầm trọng hơn thì các mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ để được chuẩn đoán và có hướng dẫn điều trị kịp thời. Giống như trường hợp của mẹ mommy_daddy trong topic: Con em khụt khịt khò khè gần 1 tháng rồi, mà con mới đc 1 tháng rưỡi thôi ạ

Và có một số mẹ còn nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ để chữa ngạt mũi. Liệu cách đó có đúng không? và có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ không? mời các mẹ tham khảo topic: Những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé sổ mũi

Cuối cùng theo mình khi các mẹ thấy con có dấu hiệu ngạt mũi thở khò khè nhất là các bé sơ sinh, thì các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Các mẹ không nên tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian để chữa trị cho bé mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Vì có thể cùng dấu hiện bệnh nhưng có thể do các nguyên nhân khác nhau, và cần cách chữa khác nhau.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Mời bạn thảo luận tại đây: Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét