Các Fanpage chính thức của lamchame

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH : MẸ LÀM GÌ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN ?

Bé tập ngồi bô
Thời tiết nóng nực kết hợp với việc ăn uống không điều độ, không uống đủ nước khiến trẻ sơ sinh có thể mắc một số loại bệnh. Trong đó bệnh táo bón.Trẻ sơ sinh bị táo bón đã không còn là bệnh quá nghiêm trọng nhưng lại được hầu hết các mẹ quan tâm và chú ý đến. Bài viết này sẽ mách mẹcách chữa trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quảtức thì mà bé nào cũng có thể áp dụng.
Táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón. Có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón.
Trẻ sơ sinh bị táo bón là nỗi lo lắng của nhiều mẹ
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón thường là do chế độ ăn của mẹ không đủ xơ, thiếu chất rau, thừa đạm và uống sữa ngoài.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
  • Trẻ sơ sinh bị táo bón do được bú chưa đủ nên chưa tạo thành phân hoặc do chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ ăn cay nóng. Nếu trong thời gian bú, mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây ra táo bón.
  • Đối với những trẻ hiếu động, ham hoạt động, thích lật mình…thì cơ thể của bé sẽ mất nước nhiều hơn so với các trẻ khác. Các mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và trong khi bú thì hạn chế đổi bên.
  • Đối với trẻ ăn dặm sớm ( đây là điều không được khuyết khích ) thì nguyên nhân đến từ trong khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất xơ, ít các loại rau củ dẫn đến táo bón.
  • Trẻ bị sốt, ho, cảm phải dùng đến thuốc kháng sinh gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.
Hậu quả táo bón ở trẻ sơ sinh
Mặc dù không nguy hiểm ngay nhưng táo bón nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như  ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng.
Vì vậy phải làm cách nào để điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh?
Cách chữa trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quả tức thì
1. Cho bé tắm nước ấm
Nước ấm không chỉ hiệu quả từ bên trong. Khi bé cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng táo bón thì ngâm mình trong nước ấm có thể giúp bé cảm thấy thoải mái. Sự khó chịu vì đầy hơi khi táo bón cũng góp phần tạo ra sự căng cơ góp phần làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Giúp bé thư giãn cơ bụng sẽ làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Bạn có thể thả một túi trà cúc La mã vào nước tắm của bé, mùi thơm dễ chịu của trà sẽ hỗ trợ đạt được hiệu quả thư giãn mong muốn.
Cho bé tắm nước ấm là 1 trong những cách trị táo bón hiệu quả
2. Cho bé uống một chút trà bạc hà pha loãng
Hâm nóng bình nước cho đến khi nước hơi ấm. Sau đó đổ nước vào cốc rồi nhúng túi trà bạc hà vào nước khoảng 5 lần. Đổ 30ml nước trong cốc vào bình rồi cho bé uống sau các bữa ăn. Yếu tố quan trọng nhất của biện pháp này là nước. Nước là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện. Bạc hà làm dịu dạ dày bé, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện.
3. Một lượng nhỏ nước ép hoa quả pha loãng
Nước trái cây chỉ dùng cho bé uống thêm, không thể thay thế khẩu phần của bé. Hòa 15ml nước trái cây với 15ml nước và cho bé uống 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn. Không làm ngọt nước trái cây, đường sẽ không cải thiện tình trạng táo bón và có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Các loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa của trẻ là mận, táo, lê, nho, việt quất,… Bạn nên tránh xa các loại quả hạch như mơ hoặc đào và các quả chua như cam, bưởi chùm, kiwi, thơm và hầu hết các loại quả mọng vì chúng có thể kích thích dạ dày rất nhạy cảm của bé dễ gây dị ứng.
4.Massage kiểu “đạp xe đạp”
Trong phòng ấm, hãy cởi hết quần áo của bé rồi đặt bé lên một chiếc khăn tắm, đặt một tấm tã vải dưới mông bé, một tấm nữa luồn giữa hai chân và bọc hậu môn nhưng không được cột tã vào người bé. Sau đó cầm hai chân của bé trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải. Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi bạn duỗi chân phải, hãy bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái.

Các cách sơ cứu cho trẻ em

Bị bỏng
Hằng năm có hơn một triệu trẻ em phải nhập viện vì những tai nạn trong nhà. Trong khi rất ít cha mẹ có kiến thức về các biện pháp sơ cứu thông thường. Sau đây là những cách chữa
cơ bản cho trẻ bị bỏng, nghẹn, bong gân, ngộ độc…
1. Bỏng
[​IMG]
cách sơ cứu cho trẻ em
Làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh trong ít nhất 10 phút. Nó sẽ làm giảm sưng phồng. Cởi bỏ quần áo ra, nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì để nguyên.
Băng vết thương bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa trẻ đến bệnh viện.

2. Chảy máu cam
Cho trẻ ngồi xuống và ngửa đầu lên để dòng máu không chảy ra khỏi mũi. Để chúng thở bằng miệng và bịt đầu mũi lại trong 10 phút. Nếu máu vẫn không ngừng chảy, ép mũi trở lại trong 2 lần nữa.
Khi máu ngừng chảy, lau sạch mũi. Bảo trẻ không nói chuyện, ho hay khụt khịt bởi nó có thể làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và lại gây chảy máu.
Đừng ngửa hẳn đầu trẻ ra sau bởi máu sẽ có thể chảy ngược vào cổ họng gây khó chịu. Nếu máu vẫn chảy trong hơn 30 phút, nên đưa trẻ đến bác sĩ.
3. Nghẹn
[​IMG]
Chữa nghẹn cho trẻ hơn 1 tuổi.
Trẻ có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, cần phải hành động ngay lập tức.
Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi bạn biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.
Còn không, với trẻ hơn 12 tháng tuổi, đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.
Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.
Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.
Với trẻ trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.
Nếu trẻ vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.
4. Bong gân
Bạn nghi ngờ trẻ bị bong gân. Trước tiên cho bé ngồi xuống. Bọc một ít đá trong khăn mặt và áp lên chỗ bị đau trong 10 phút để giảm sưng tím. Băng vết thương cẩn thận. Giữ chỗ đau ở trên cao để làm giảm dòng máu tới vết thương, đỡ sưng tấy.

5. Ngã
Nếu trẻ bị bất tỉnh, dù chỉ trong thời gian ngắn, hãy quấn chăn cho bé để giảm sốc, rồi gọi cấp cứu.
Đặt bé nằm ở tư thế hồi phục nếu vẫn còn thở và không có dấu hiệu gẫy xương hay chấn thương ở đầu cổ. Tìm kiếm các vết rạn nứt sọ, như hai con ngươi không đồng đều, máu chảy từ tai hoặc chảy nước từ mũi.
Kiểm tra chỗ chày xước hay chân tay có hình dáng bất thường. Nếu bạn nghi xương bị gãy thì hãy giữ nguyên cho đến khi xe cấp cứu đến. Quấn tạm khăn quanh chỗ đó.
Nếu trẻ tỉnh táo và không có dấu hiệu nghiêm trọng gì, dùng miếng vải thấm nước lạnh đắp lên chỗ va đập trong 10 phút để giảm sưng.
Theo dõi trẻ trong ít nhất 48 tiếng sau khi tai nạn, gọi bác sĩ nếu bạn phát hiện vấn đề gì khác thường như chóng mặt, hoa mắt, nói khó.

6. Điện giật
Bạn không được chạm vào trẻ nếu nó vẫn ở trong nguồn điện, nếu không bạn cũng bị giật.
Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn khi bạn vẫn phải tiếp xúc với trẻ để lấy nguồn điện ra, hãy đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện, như cái chổi gỗ hoặc cuộn báo, và đẩy nguồn điện ra.
Hoặc nếu không, thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân bé và kéo ra khỏi nguồn điện.
Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé bất tỉnh nhưng vẫn thở, hãy đặt bé về tư thế hồi phục. Vết bỏng do điện giật có thể nhỏ nhưng gây nguy hiểm bên trong, hãy gọi cấp cứu.
7. Ngộ độc
Nếu bạn tin rằng trẻ đã hít hay nuốt phải chất độc như các chấy tẩy rửa, thuốc, hay các vật thể có hại, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và giữ trẻ im cho đến khi bác sĩ đến.
Nếu có thể, tìm hiểu chúng đã nuốt phải thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Đừng khiến chúng nôn ra bởi nó chỉ do gây tổn hại dạ dày và đường ống.
Nếu trẻ tự động nôn ra, hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.
Nếu trẻ nuốt phải thứ gì gây bỏng họng, hãy cho chúng nhấp ít nước hoặc sữa để làm mát bên trong.
8. Bất tỉnh
Nếu trẻ bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.
Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.
Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm trẻ và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực trẻ có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.
Đặt ngót tay lên xương ức của trẻ. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.
9. Tư thế hồi phục
[​IMG]
Đây là tư thế dành cho trẻ bất tỉnh nhưng vẫn thở. Nó giúp chúng thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn do nôn. (Nếu nghi ngờ có chấn thương đầu và cổ, thì không di chuyển).
Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối.
Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn.
10. Sốc mẫn cảm
Nó có thể là phản ứng của dị ứng nặng, thường do bị côn trùng đốt hoặc ăn phải lạc. Nó gây giảm huyết áp, đỏ ứng mặt và cơ thể, mặt mũi sưng phồng và khó thở.
Đầu tiên xác định liệu trẻ có phải bị một dị ứng biết trước và mang theo thuốc điều trị. Tiêm thuốc vào bắp đùi hoặc mông.
Sau đó gọi cấp cứu. Đặt trẻ nằm ở tư thế hồi phục, nếu trẻ không thể thở và không có thuốc, hãy gọi cấp cứu, trong khi thực hiện biện pháp hô hấp sơ cứu.
11. Chảy nhiều máu
Nếu trẻ bị vết cắt sâu khiến chảy nhiều máu, hãy rửa sạch, sau đó lau khô tay bạn và đeo găng.
Nâng cao vết thương để máu chảy về các cơ quan nội tạng, thay vì chảy đi mất. Kiểm tra xem có vật gì gắn vào vết thương. Nếu có thì cũng để nguyên bởi sẽ tháo ra sẽ chỉ làm tồi tệ thêm.
Thay vào đó, dùng vải buộc quanh vết thương, lót đệm sao cho miếng vải cao hơn vật thể để không ấn nó vào trong. Gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu không có gì gắn ở vết thương, dùng miếng vải sạch ấn lên vết thương để kìm máu và quấn chặt xung quanh, tuy nhiên không quá chặt để máu vẫn chảy được đến ngón chân và tay. Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu.
Thảo luận tại diễn đàn: Các cách sơ cứu cho trẻ em

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Cuộc sống của cô bé 3 tuổi học mọi thứ không cần đến trường

Học mà không cần đến trường có vẻ như là một hình thức kỳ lạ và có vẻ không hiệu quả. Kết quả của cách làm này thế nào chúng ta cùng xem cuộc sống của một bé gái 3 tuổi mà có cô giáo là chính mẹ đẻ và trường học là ngôi nhà của mình.
Sáng ra công viên, trưa phụ mẹ nấu ăn, xem sách, chiều đi bơi hay theo ba khắp chợ… là một ngày thông thường của bé Mật Ong.
Được bố mẹ quyết định giáo dục tại gia theo phương pháp “home-schooling” (áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới, khi trẻ không đến trường mà chỉ tự học tại nhà), bé Mật Ong (tên thật là Phạm Hà Hân Yên) học mọi thứ về cuộc sống qua chính các trải nghiệm hằng ngày chứ không tham gia trường lớp nào.
Hằng ngày, mẹ bé, chị Bùi Hà Uyên (quận 1, TP HCM) đưa những câu chuyện xung quanh Mật Ong lên Facebook cá nhân để chia sẻ sự lớn lên từng ngày của con với ông bà nội ngoại đang ở xa và những aithực sự quan tâm đến phương pháp dạy con tại nhà có thể tham khảo.
Đều bỏ việc hành chính chuyển sang làm nghề tự do để có nhiều thời gian dành cho con, bố mẹ Mật Ong nuôi dạy con theo tinh thần: Có thể làm bất cứ điều gì mình thấy vui và thích, chỉ cần nằm trong giới hạn: không làm phiền đến người khác, không gây nguy hiểm cho bản thân và sẽ được bố mẹ hỗ trợ hết mức có thể. Do đó, cuộc sống hàng ngày không đến trường của cô bé 3 tuổi đầy những trải nghiệm thú vị: đi chợ với bố, đi chơi công viên, tìm hiểu cuộc sống thiên nhiên, giúp bố mẹ nấu ăn, đọc sách trước khi ngủ, được đi bơi, chơi những trò chơi vận động…
[​IMG]
Mật ong học cách tự xới cơm mời bố mẹ và cho mình. Cô bé 3 tuổi không thích “bị” giúp đỡ, câu cửa miệng của bé luôn là “Mật Ong không thích, Mật Ong tự làm được!”, “Mật Ong cũng có, Mật Ong tự ăn được”…​
Và đây là những bài học mà cô bé được bố mẹ dạy theo phương pháp “home-schooling”:
Học cách ứng xử lễ phép
Bố mẹ thường xuyên cho bé đi đến những nơi công cộng và dạy bé về cách cư xử phù hợp với từng hoàn cảnh: ở công viên vui chơi, ở bể bơi, ở nhà hàng, trên xe bus, trên máy bay… cho đến việc đến chơi nhà bạn bè, tham dự tiệc. Bé biết vứt rác đúng chỗ, dọn rác trên bàn sau khi ăn ở quán tự phục vụ, xin phép trước chứ không được phép tùy tiện lấy đồ hay làm điều gì đó ở nơi công cộng,… Và bé được nhắc nhở thường xuyên về: Thưa gửi đầy đủ, sử dụng “từ ngữ phép thuật” như vâng ạ, vui lòng, làm ơn, giúp con, cám ơn, xin lỗi…
Được khuyến khích tự làm mọi việc
Bé Mật Ong được bố mẹ khuyến khích tự làm mọi việc. Từ khi còn rất nhỏ, bé đã được khuyến khích tự xách giỏ và chọn mua loại thức ăn mà mình thích. Bé được đưa ra chợ để mua lươn và tự tay bắt lươn cho vào túi, bé tự làm bột màu nặn, khi đi ăn uống cùng bố mẹ thì luôn mang theo bút màu, giấy vẽ… Điều này giúp bé có ý thức về việc chia sẻ trách nhiệm với gia đình như phụ bếp, cho đến việc tự làm đồ chơi. Vợ chồng anh chị Uyên hướng dẫn trước và chỉ giúp đỡ khi nào con cần giúp đỡ và chị coi đó là sự tự do trong khuôn khổ.
Được vui chơi, vận động tối đa
Bé Mật Ong được thường xuyên đưa ra công viên để chạy nhảy, vui chơi, hoạt động thể thao. Bé được cho đi bơi từ lúc 7 tháng tuổi để dạn dĩ với nước hay tập những bài tập Yoga dành riêng cho trẻ nhỏ để biết quen dần với từng động tác, ý thức về việc giữ gìn sức khỏe.
Yêu thiên nhiên – động vật
Bé cũng được bố mẹ cho về quê chơi để trải nghiệm bài học thực tế từ cuộc sống, xem gà chạy trong vườn, ra chuồng nhặt trứng, trồng cây, tưới cây… Bé được bố mẹ khuyến khích làm bạn với các loài động vật khác nhau, không chỉ là chó, mèo, mà còn là cá, rùa,…

Đi du lịch trải nghiệm nhiều nơi
Bé thường xuyên được bố mẹ đưa đi du lịch khắp nơi kiểu trải nghiệm thực tế chứ không phải dạng du lịch nghỉ dưỡng. Bé luôn được đưa đi chơi từ địa điểm này đến địa điểm kia bằng xe máy quãng đường từ 30km đến 60km và được dừng xe bất cứ nơi nào bé thích để được bố mẹ giải thích tỉ mỉ về điều này điều kia mà bé thắc mắc muốn biết.
Học cách sống độc lập mọi lúc, mọi nơi
Bé được cho phép đi chơi một mình một hôm đến nhà bạn, hay đến nhà dì ở xa thành phố vài ngày đến 2 tuần, cho đến về quê với ông bà ngoại nghỉ hè hẳn một tháng mà không có bố mẹ đi cùng. Và trong tất cả mọi lần, bé đều được hướng dẫn cách để tự sắp xếp quần áo, chuẩn bị đồ đạc và tự mang ba lô của mình khi đi. Điều này giúp bé học được cách sắp xếp các vấn đề trong cuộc sống và xử lý vấn đề tốt hơn.
Tạo dựng tình yêu đọc sách
Mật Ong được bố mẹ thường xuyên đưa đi nhà sách và mua sách theo định kỳ khoảng 2 tuần một lần. Bố mẹ bé khuyến khích bé xem tranh và kể lại thành truyện. Những cuốn sách được chọn đều nằm trong top các cuốn sách hay dành cho thiếu nhi, hay những cuốn sách dạy về phép tắc ứng xử. Điều này khiến bé rất thích đọc sách.
Bồi bổ kỹ năng giao tiếp – ứng xử
Bên cạnh việc thường được đưa ra ngoài vui chơi với bạn bè, gặp gỡ giao lưu với mọi người, mẹ bé còn mở một lớp hướng dẫn làm bánh cho các bé tại nhà hoàn toàn miễn phí vào mỗi cuối tuần. Lớp rất đông học viên nhí tham gia (2-5 tuổi), qua đó, bé Mật Ong học được cách ứng xử khi bạn bè đến nhà chơi. Mẹ bé cũng thường viết “nhận xét” về các học viên nhí và mẹ sau khi tham gia lớp bánh, mang lại nhiều điều bổ ích và khuyến khích các mẹ khác có thể tự tạo những nhóm trẻ để các bé vừa chơi vừa học cùng nhau.