Các Fanpage chính thức của lamchame

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

4 “Thời điểm tốt” để dạy con hiệu quả

Trẻ con có thể được ví như ‘một tờ giấy trắng’, mỗi một hành động, lời nói của người lớn xung quanh đều có những ảnh hưởng nhất định tới việc hình thành nhân cách của bé sau này. Thêm vào đó, ở từng độ tuổi, việc tiếp thu và khả năng nhận thức vấn đề của bé cũng khác nhau, do vậy bố mẹ cần có những phương pháp phù hợp để hướng dẫn bé đi đúng hướng. Dưới đây là 4 giai đoạn chính cho đến tuổi đi học của bé cùng với các đặc điểm và một số lưu ý về cách dạy trẻ mà bố mẹ nên tham khảo:
Bé từ 1-2 tuổi
Ở độ tuổi này, bé đang bắt đầu biết đi và tập nói, đây cũng chính là lúc bé vô cùng tò mò về thế giới xung quanh. Bố mẹ sẽ nhận ra rằng lúc này bé sẽ luôn luôn dồi dào năng lượng mong muốn khám phá môi trường xung quanh mình.
[​IMG]
Ở độ tuổi 1-2, bé đang bắt đầu biết đi và tập nói, đây cũng chính là lúc bé vô cùng tò mò về thế giới xung quanh.
Biểu hiện điển hình – Bé chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của những lời bố mẹ nói. Đồng thời bé cũng sẽ chưa khám phá ra các ‘quy luật’ mà bố mẹ vẫn cho là hiển nhiên, ví dụ như việc bình hoa thủy tinh rơi xuống từ trên cao thì sẽ vỡ.
– Bé tò mò muốn khám phá mọi thứ, luôn luôn háo hức và không đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Bên cạnh đó, bé cũng thường sẽ chưa thể hiểu được từ ngữ nào nên dùng trong ngữ cảnh nào cho phù hợp.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Bố mẹ không nên đặt kỳ vọng quá cao vào việc bé có thể hiểu chuyện và nghe lời mình trong các tình huống. Cách tốt nhất để dạy trẻ lúc này là thực hiện hành động làm mẫu, chú ý tới việc sử dụng giọng nói và biểu cảm nhẹ nhàng và phù hợp khi nói chuyện với bé. Tuyệt đối không nên thể hiện thái độ khắt khe với bé vào lúc này vì bé còn quá nhỏ.
– Bố mẹ tốt nhất nên tạo một môi trường an toàn để bé có thể tự do khám phá mà không gặp trở ngại gì nguy hiểm bằng cách ví dụ như cất các đồ vật sắc nhọn hay dễ vỡ đi chỗ khác. Khi bé quá đòi hỏi làm một việc mà bố mẹ không đồng ý thì nên đánh lạc hướng, khiến bé mất tập trung mà không nên từ chối ngay. Ví dụ nếu bé 18 tháng tuổi nhà bạn không chịu để mẹ thắt dây an toàn trên xe, hãy an ủi bé, nói rằng bạn cũng biết bé không thích và đánh lạc hướng sự chú ý của bé đi việc khác.
Bé từ 3-4 tuổi
Bé đã bắt đầu hình thành khả năng suy nghĩ và hành động độc lập. Tuy nhiên cảm xúc trong độ tuổi này có thể coi là khá ‘thất thường’.
Biểu hiện điển hình
– Bé có thể nhận thức và hiểu được cách thực hiện một số việc điển hình ví dụ như đánh răng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên bố mẹ không nên hy vọng bé sẽ ‘răm rắp’ chấp hành quy định này được.
– Bé cũng đã phần nào hiểu được kết quả hay hậu quả của mỗi hành động mình làm, ví dụ như nghịch ngợm có thể bị mắng, ngoan ngoãn thường sẽ được khen.
– Dù nhận thức được nhiều việc hơn lứa tuổi từ 1 tới 2 tuổi, nhưng bé sẽ vẫn còn hay hờn dỗi hay rên rỉ khi không có được thứ mình muốn.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Bố mẹ không nên áp dụng những hình phạt nặng nề khi bé làm sai hay không nghe lời, thay vào đó nên ‘thủ thỉ’ giải thích cho bé hiểu, khuyến khích bé làm đúng và chú ý theo dõi để ghi nhận sự thay đổi của bé. Trẻ con thường rất thích được khen và cưng chiều vì vậy bố mẹ có thể tận dụng tâm lý này để dẫn dắt bé đi đúng hướng.
– Với suy nghĩ non nớt của bé trong độ tuổi này, bố mẹ không nên lặp đi lặp lại quá nhiều lần lỗi sai của bé, khiến bé có cảm giác việc bị phạt quá nặng nề.
– Khuyến khích bé luyện tập những thói quen tốt. Ví dụ như mẹ có thể mở một bài nhạc mà bé yêu thích mỗi sáng và ‘đố’ bé tự đánh răng, rửa mặt trước khi bài hát đó kết thúc. Bé chắc chắn sẽ thích sự kết hợp này!
Bé 5 tuổi
Biểu hiện điển hình
– Bé 5 tuổi thường đã có thể hiểu khá rõ các quy tắc thông thường trong cuộc sống của mình hằng ngày và hiểu được giới hạn của việc mình làm. Tuy nhiên ở độ tuổi này, bé lại thường dễ hành động theo cảm tính hơn là suy nghĩ kỹ càng.
– Bé ở độ tuổi này cũng đã có thể phần nào kiểm soát được hành động của mình để tránh bị bố mẹ trách phạt, tuy nhiên dẫu sao bé cũng chỉ là trẻ con vì vậy khi không đạt được điều mình muốn, biểu hiện phổ biến có thể là hờn giận, đóng sập cửa hay không chịu nói chuyện với bố mẹ.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Tập cho bé cách đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Hãy hỏi bé những câu tương tự như: “Nếu người khác làm như vậy thì con cảm thấy thế nào?”. Giải thích ảnh hưởng của hành vi bé làm với người khác và nêu rõ lý do tại sao hành động của bé là không đúng.
– Bố mẹ cũng có thể thử áp dụng cách quản lý hành vi của trẻ được nhiều nước phát triển hiện nay áp dụng như hệ thống Smiley Face (khuôn mặt cười), được phát triển bởi tiến sỹ Ruth Peters. Cách thức khá đơn giản và thú vị như sau: mỗi buổi sáng tặng bé 3 hình mặt cười dán trên tủ lạnh chẳng hạn, giao ước với bé nếu một hành động không đúng sẽ có một hình mặt cười bị gạch bỏ. Cuối cùng, bố mẹ hãy thưởng cho bé nếu tới cuối ngày vẫn còn hình mặt cười chưa bị gạch và ngược lại.
– Bắt đầu đưa ra giới hạn cho bé. Ví dụ như khi bé dỗi hờn, không chịu nói chuyện hay mở cửa phòng, bố mẹ có thể đưa ra một mốc thời gian nhất định và nếu hết thời gian đó mà bé vẫn chưa chịu nhận ra mình sai thì hình phạt sẽ bị tăng lên.
Bé từ 6-7 tuổi
Thế giới của bé lúc này mở rộng hơn phạm vi gia đình qua việc đi học và tiếp xúc với bạn bè, trường lớp và thầy cô. Tính kỷ luật ở lứa tuổi này đối với trẻ em là vô cùng quan trọng.
Biểu hiện phổ biến
– Bé đã phần nào nâng cao được khả năng tự kiểm soát của mình để thích nghi với môi trường trong lớp học. Bé cũng học được cách hợp tác trong nhóm, giữ trật tự trong lớp và giơ tay phát biểu ý kiến thay vì tự do lên tiếng hò hét như ở nhà.
– Bé sẽ hiểu được việc được khen thưởng khi đi học khó hơn nhiều khi ở nhà, khi mà bé là trung tâm cho sự quan tâm của cả nhà.
– Bé sẽ có biểu hiện mong muốn được đối xử như người lớn. Chính vì vậy, bố mẹ không nên cười khi bé tỏ ra người lớn, thay vào đó hãy giúp đỡ bé để bé hoàn thành trách nhiệm của mình.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Khuyên khích bé rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Thay vì việc phạt hay trách mắng bé sau khi mắc lỗi, hãy hướng dẫn bé cách phòng ngừa việc xảy ra lỗi đó. Kỹ năng này chắc chăn sẽ giúp bé rất nhiều trong việc học.
[​IMG]
Ở từng độ tuổi, việc tiếp thu và khả năng nhận thức vấn đề của bé cũng khác nhau,
– Tích cực theo dõi và khen thưởng bé kịp thời. Nếu bé có thể giữ phòng của mình gọn gàng ngăn nắp nhiều ngày liền, hãy nhanh chóng khuyên khích và khen ngợi bé để tạo động lực. – Bắt đầu hướng dẫn bé làm những công việc nhà đơn giản để bé hiểu được giá trị của sự lạo động. Điều này cũng sẽ giúp bé xây dựng lòng tự trọng cho bản thân.
Thảo luận tại diễn đàn: Dạy con tiếp thu cực nhanh theo 4 “thời điểm vàng”

Những lý do không nên tắm cho bé ngay sau khi sinh

Tắm cho bé
Thông thường em bé sau khi chào đời sẽ không được tắm ngay, bạn có biết tại sao lại có sự trì hoãn này không?
Việc trì hoãn việc tắm cho bé sơ sinh là để lớp này tồn tại lâu hơn trên da bé giúp tạo ra một lớp bảo vệ trong thời gian chờ đợi hệ miễn dịch của bé trở nên mạnh mẽ đồng thời giúp làm ẩm và mềm da bé.
1. Duy trì lớp bảo vệ tự nhiên cho làn da bé
Ở trong bụng mẹ, Có 1 lớp màng đặc biệt bao bọc quanh làn da bé nhằm bảo vệ cơ thể khỏi môi trường đầy nước xung quanh. Bé sơ sinh khi chào đời, làn da vẫn còn được phủ lớp màng có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Lớp màng tự nhiên này sẽ tiếp tục bảo vệ làn da của bé. Đó là 1 lý do tại sao nên trì hoãn việc tắm bé sơ sinh ngay khi vừa chào đời. Đối với những em bé ở trong bụng mẹ quá lâu thường không nhìn thấy màng bao ngoài da, ngoại trừ ở một số nếp gấp ở tay, chân hay đùi.
Theo các chuyên gia, lớp màng tự nhiên này có ích đối với chức năng miễn dịch, Việc trì hoãn việc tắm cho bé sơ sinh là để lớp này tồn tại lâu hơn trên da bé giúp tạo ra một lớp bảo vệ trong thời gian chờ đợi hệ miễn dịch của bé trở nên mạnh mẽ đồng thời giúp làm ẩm và mềm da bé.
2. Bé có thêm thời gian để “khám phá” mẹ và thế giới
Sau khi sinh, bé sẽ cảm thấy bất an vì môi trường quanh mình quá lạ lẫm nên luôn muốn được ở gần mẹ càng nhiều càng tốt. Hiện nay, người ta thường sử dụng phương pháp kangaroo tức là đặt con lên ngực mẹ để sưởi ấm cho bé. Việc này giúp bé dễ dàng nghe được mẹ, cảm nhận được sự quen thuộc từ mùi cơ thể của mẹ và cảm thấy an toàn hơn thông qua tiếp xúc làn da. Đây cũng là cách giúp bé có thể dẽ dàng thích ững với sự chuyển đổi môi trường sống từ trong bụng mẹ ra ngoài, đồng thời bé ở gần mẹ sẽ kích thích sản xuất sữa mẹ nhanh hơn. Do đó, trẻ không cần phải tắm cho bé ngay sau khi sinh. Điều này vô tình gây ảnh hưởng đến quá trình bé cảm nhận về mẹ và về cuộc sống xung quanh.
tắm cho bé
3. Giúp bé ổn định nhiệt độ cơ thể
Khi vừa chào đời khả năng điều chỉnh thân nhiệt của bé còn chưa tốt. Nếu tắm cho bé quá sớm có thể khiến bé bị lạnh và khó điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể cần thiết. Cách tốt nhất để giúp bé con duy trì được nhiệt độ cơ thể là để mẹ sưởi ấm cho bé trong lớp quần áo vừa đủ.
4. Tránh tăng đường huyết và hoóc-môn stress
Bé bị tách khỏi mẹ sớm để đi tắm sẽ có phản ứng khóc. Để đáp ứng tình thình thực tế cơ thể bé bắt buộc sản sinh một loại hoóc-môn gây stress. Điều này có thể khiến bé dễ bị tuột đường huyết vì cơ thể làm việc quá căng thẳng. Nếu được ở bên mẹ lâu hơn các cơ quan trong cơ thể bé có khuynh hướng thực hiện tốt chức năng của chúng .
5. Tắm cùng với bố mẹ sẽ vui hơn nhiều
Trẻ sơ sinh sẽ cảm nhận được sự an toàn nếu được ở cạnh những người mà mình thân quen nhất. Đây là lý do để bố mẹ có thể dành lần tắm đầu tiên cho bé tại nhà mình và do tự tay bố mẹ làm việc này thì lại càng thú vị hơn.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

11 kỹ năng bố mẹ Pháp nào cũng dạy con tuổi đến trường

Dạy con nấu nướng
Dạy con nấu nướng
Người Pháp nổi tiếng thế giới về phương pháp dạy trẻ có hành vi tốt về cả việc ăn uống, làm việc nhà lẫn học tập, trong khi bố mẹ vẫn nhàn tênh. Dưới đây là những kỹ năng bạn nên học người Pháp để dạy con trong năm học này:
1.Cảm giác bị thất bại là điều tốt. Hãy để cho con bạn trải nghiệm nó. Đó là cách thực sự hiệu quả để trẻ phát triển các kỹ năng ứng phó.
2. Kiên nhẫn là một đức tính cần thiết. Dạy trẻ biết đợi đến bữa tối, đợi được bố mẹ chú ý hay đợi giáo viên trả lời… sẽ giúp bé biết chịu đựng sự trì hoãn mà không phẫn nộ hay lo âu.
3. Thời gian của người lớn là giá trị, cần thiết và không phải lúc nào cũng cần phân chia đều. Điều này giúp thể hiện với trẻ rằng bố và mẹ có cuộc sống riêng bên ngoài việc đáp ứng những đòi hỏi không ngừng của con cái. Tất cả những điều này dạy trẻ về các nhu cầu cân bằng, biết kiên nhẫn và vượt qua thất bại.
dạy con
4. Trẻ không cần được bao bọc quá. Nếu trẻ quên quần áo thể dục hay vé đi thăm quan bảo tàng, hãy để bé chịu hậu quả. Làm tương tự khi con bị điểm kém. Đừng liên lạc với giáo viên ngay cả khi bạn thấy họ cho điểm thực sự khắt khe. Khi trẻ chịu được hậu quả từ những lỗi nhỏ, chúng sẽ biết cách cân nhắc kỹ trước khi quên hay bỏ qua những điều quan trọng hơn. Và điều này sẽ giúp trẻ làm quen với “cuộc đời thực”.
5. Ra ngoài trời với xe đạp, xe scooter… và để trẻ tự đi. Để trẻ đi các phương tiện này tới trường, đi siêu thị kết hợp với rèn luyện thể thao. Chẳng có gì giúp con vững vàng hơn và khỏe khoắn hơn những cách này.
6. Tuy nhiên, đừng bắt con tham gia vào quá nhiều hoạt động ngoại khóa đến nỗi trẻ không còn khoảng trống nào để thở. Các bố mẹ Pháp không có khuynh hướng xếp lịch học của con quá dày đặc vì họ tin rằng thời gian nghỉ ngơi là cần thiết và bữa tối gia đình là bất khả xâm phạm. Quan trọng hơn, họ từ chối trở thành nô lệ cho lịch học của trẻ và dành thời gian rảnh của mình để làm việc riêng.
7. Để con cái tham gia vào các việc nhà. Đổ rác, dọn bàn và thậm chí cả lên kế hoạch cho bữa ăn đều là những phần việc trẻ em Pháp đảm nhiệm. Trẻ là một phần của gia đình và có thể góp phần vun vén cho gia đình.
8. Thời gian cho gia đình là quan trọng nhất. Ngay cả khi việc cả nhà tối nào cũng ăn cùng nhau là không thể thì các gia đình Pháp luôn cố gắng lên lịch để ít nhất mỗi tuần có thể ngồi quây quần bên nhau vài lần. Vào cuối tuần, ngay cả khi trẻ đi dự tiệc sinh nhật hay tập đá bóng, họ cũng đảm bảo lịch ăn tối hay ăn trưa, cùng với việc đi dạo, đạp xe hay vui chơi bên nhau trong công viên.
9. Khi bạn có nhiều con, hãy dạy chúng biết giúp đỡ lẫn nhau. Để trẻ lớn đi bộ với em nhỏ tới trường, mang bữa ăn nhẹ cho em hay giúp đỡ em làm bài tập nếu có thể. Việc này giúp tình cảm anh chị em trong gia đình gắn bó và bền vững, làm giảm nhẹ những đòi hỏi với bố mẹ và còn khiến trẻ càng tăng khả năng tự túc, tự lập.
10. Người Pháp coi trọng những phép tắc.  Trẻ có hành vi đúng mực văn minh là điều bất cứ bố mẹ nào cũng muốn. Trẻ, dù nhút nhát hay bạo dạn, đều được mong đợi là biết giới thiệu về bản thân, nói xin chào, tạm biệt, cảm ơn và có các hành vi lịch sự cơ bản khi ăn uống, ngay cả lúc chỉ ở bên bạn bè.
11. Tạo điều kiện để trẻ có nhiều thời gian thú vị ở ngoài trời. Để trẻ có thời gian thư giãn chạy nhảy bên ngoài, vào công viên, đi dạo cùng bố mẹ, anh chị em. Điều này vừa tốt cho sức khỏe, trí não và tâm trạng trẻ.

Học cách mẹ Nhật chọn đồ chơi thông minh cho con

Đồ chơi như một công cụ không thể thiếu để cha mẹ giao tiếp cùng trẻ, giúp trẻ phát triển về trí tuệ, kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo.
Trước muôn vàn các loại đồ chơi trông vô cùng bắt mắt, nhất là trước những đồ chơi được quảng cáo rất hấp dẫn như “giúp phát triển trí thông minh cho trẻ”, thì không ít cha mẹ phải đau đầu với việc lựa chọn đồ chơi như thế nào để phù hợp với sự phát triển của con, đồng thời phân vân không biết “lời quảng cáo” kia có thật hay không.
Bài viết dưới đây được tham khảo từ chương trình tư vấn nuôi dạy con “Sukusuku kosodate” trên kênh NHK dành cho các bậc cha mẹ Nhật Bản, hi vọng sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn của bố mẹ khi chọn đồ chơi cho con.
1. Tiêu chí khi chọn đồ chơi
Khi chọn mua đồ chơi cho con có 3 điểm quan trọng nhất cha mẹ cần lưu tâm đó là:
– Đồ chơi đó có thể chơi cùng người khác, cha mẹ có thể giao tiếp, trò chuyện với trẻ thông qua đồ chơi ấy.
– Đồ chơi đó phải nuôi dưỡng khả năng tập trung cho trẻ, hoặc nó sẽ biến hóa khi trẻ chơi hoặc tác động vào nó.
– Nếu có thể thì đồ chơi handmade là một lựa chọn không tồi vì nó có ý nghĩa đặc biết đối với trẻ: cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lưu lại những kỉ niệm ấu thơ cho trẻ.
2. Những đồ chơi phát triển trí thông minh: nhiều hay ít là tốt
Không ít gia đình có điều kiện rất tích cực đầu tư đồ chơi để giúp con phát triển trí tuệ. Nào là các loại xếp hình, đất sét để nặn, miếng ghép hình, nhạc cụ phát ra âm thanh, đàn piano, đến các loại flash card, luyện kỹ năng ngón tay theo các phương pháp giáo dục nổi tiếng trên thế giới…chất đầy trong phòng. Thế nhưng ngoài việc kích thích ham muốn khám phá và nuôi dưỡng trí tuệ thì mặt trái của nó là trẻ rất nhanh chán và không chịu tập trung lâu vào một trò nào cả. Đôi khi cha mẹ cũng bị nhiễu loạn không biết nên sắp xếp để cho con chơi như thế nào cho hiệu quả. Vậy thì cách giải quyết ở đây là như thế nào.
Thực ra không cần mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ bới vì đối với trẻ chỉ cần một hai món đồ bé thật sự yêu thích và tập trung cao độ vào đồ chơi đó còn hiệu quả hơn nhiều so với việc được tiếp xúc với nhiều đồ chơi chỉ trong giây lát.
Miyazaki Hayao (đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng thế giới của Nhật, người đã tạo ra những bộ phim làm say mê hàng triệu khán giả trên khắp thế giới như bộ phim “Cuộc phưu lưu của Chihiro vào vùng đất linh hồn”) đã từng khuyên các bậc cha mẹ rằng đối với con trẻ chỉ cần cho trẻ xem một bộ phim hoạt hình là đủ, một đồ chơi yêu thích là đủ vì chính món đồ mà trẻ thực sự yêu thích ấy mới là khởi nguồn tạo ra niềm say mê cho trẻ sau này.
Còn nếu cha mẹ muốn mua nhiều đồ chơi nhưng vẫn muốn sử dụng nó hiệu quả thì cách tốt nhất là mỗi ngày hãy chỉ để một số lượng đồ chơi giới hạn trong phạm vi hai mẹ con có thể dọn nó trong vòng 2-3 phút, chứ không nên bày ra nhiều quá. Tiếp đến là lên lịch chơi trong tuần để sử dụng tất cả các đồ chơi cho hiệu quả.
3. Cách sử dụng đồ chơi như thế nào
Mục đích quan trọng nhất của đồ chơi chính là dùng nó như một công cụ để cha mẹ và con cái trò chuyện hay là tương tác với nhau. Cũng không nhất thiết trò chơi đó phải vui nhộn, ồn ào, nó cũng có thể yên lặng để trẻ có thể tập trung. Với một đồ chơi cha mẹ có thể biến hóa nó thành nhiều đồ chơi khác nhau. Có thể nó được làm từ những dụng cụ đơn giản trong gia đình, hoặc từ đò bỏ đi không dùng đến nữa, nhưng chỉ cần một chút tinh ý cha mẹ có thể tạo ra niềm vui bất ngờ cho con.
Ví dụ với quả bóng có lỗ hổng là hình lục giác cha mẹ có thể nhét con thú bông vào bên trong rồi lăn cho trẻ xem, có thể xâu dây qua rồi nghiêng đi cho quả bóng lăn theo sợi dây.
Hãy chọn xếp hình bằng gỗ nhưng có phát ra âm thanh để cho trẻ lắc, hoặc cho khúc gỗ đó vào hộp trống lắc cho trẻ nghe. Có thể cho vài hòn bi vào chai nhựa trong suốt để cho trẻ cầm lắc. Đó là những ví dụ rất đơn giản mà cha mẹ có thể tận dụng những dụng cụ xung quanh mình làm đồ chơi cho trẻ. Điều quan trọng là đồ chơi ấy đều khiến cả cha mẹ và con cái đều vui vẻ, và đem lại những nụ cười sảng khoái. Đôi khi cha mẹ hãy quan sát cách chơi của trẻ để từ đó nghĩ ra những ý tưởng mới phù hợp với cách chơi ấy.
Khi trẻ được tầm 3 tuổi trở đi cha mẹ hãy để cho trẻ tự chọn đồ chơi, còn bản thân chỉ cần ngồi bên để xem trẻ chơi như nào và tham gia khi trẻ muốn.
chọn đồ chơi cho con
4. Chọn đồ chơi ứng với từng lứa tuổi
Ứng với từng giai đoạn 3 tháng một trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau và cha mẹ nên nắm rõ giai đoạn ấy trẻ đang phát triển về cái gì để tìm đồ chơi cho phù hợp.
Ví dụ như giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi thì nuôi dưỡng ngũ quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm chính là điều quan trọng nhất. Trò chơi tốt nhất với trẻ chính là giọng nói của mẹ, nụ cười của mẹ, đôi khi là cả động tác nhảy múa để pha trò, chơi ú òa, cần cẩu, nhấc bổng, làm máy bay, làm ngựa phi chính là những trò chơi gần gũi nhất.
Giai đoạn 6 tháng đầu tiên vì thính giác và thị giác của trẻ rất phát triển, nên ngoài giọng nói của mẹ hãy cho trẻ chơi những đồ chơi phát ra âm thanh như là quả cầu hay con thú nhồi bông có nhiều màu sắc mà khi trẻ lắc lắc nó sẽ phát ra tiếng kêu. Đồng thời lớn hơn một chút trẻ rất thích nhìn những đồ vật chuyển động nên hãy cho bé nhìn quả bóng vừa lăn vừa phát ra tiếng kêu.
Hoặc là khi trẻ đã biết ngồi hoặc biết đi rồi cho trẻ chơi xe kéo có buộc dây để trẻ có thế kéo, hoặc kéo để xô đổ con gấu. Thông qua trò chơi như vậy trẻ sẽ nhận thức được quá trình mình cầm rồi mình kéo và đồ vật chuyển động
Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể hơn về các đồ chơi cho trẻ ứng với từng lứa tuổi:
5 tháng tuổi: để luyện ngón tay cho bé mình cho bé nhặt nắp chai nhựa, tập bóc miếng dính stick, chai nước có hòn bi.
Tầm 6-12 tháng: làm hộp bí mật để bé tập cho tay vào lôi đồ ra. Gõ trống. Làm trò ú òa từ hai lõi của cuộn giấy. Tái chế từ vỏ hộp sữa chua đồ chơi phát ra tiếng kêu và có sự biến hóa khi kéo, cái lắc cho bóng lăn qua (hình).
Tầm 12-18 tháng có thể: tập đi trên vạch thẳng, chơi với kẹp quần áo và hình mặt cười làm thành hình con sư tử, chơi với hộp có dây rút (hình), tập pha màu nước, chuyển đồ từ thùng này sang thùng khác.
Tầm 18-24 tháng: chơi bong bóng xà phòng, câu cá, ném vòng vào cột, xâu hạt qua dây, tập làm ca sĩ, tập nấu ăn với các đạo cụ làm từ bìa xốp, tập cầm bút vẽ lại theo nét đã có sẵn.
Tầm 2- 3 tuổi có thể: chơi mô hình tàu điện, ghép hình, xếp hình, nặn đất sét, vẽ tranh…

Giúp con tự tin từ những lời nói và hành động của bố mẹ

Bố mẹ là những người gần gũi với con cái nhất. Vì thế từng lời nói và hành động của bố mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự phát triển của con. Để giúp con thành công khi trưởng thành bậc làm cha mẹ hãy giúp con tự tin hơn với những cách dưới đây nhé!

[​IMG]
Tự tin là yếu tố giúp trẻ thành công khi trưởng thành​
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các con luôn nhạy cảm. Những hành động thể hiện sự khích lệ của bố mẹ dành cho trẻ sẽ có kết quả đầy bất ngờ trong quá trình phát triển của con. Những lời nói và hành động đơn giản sau đây sẽ là vũ khí giúp tạo dựng sự tự tin cho con yêu mời bố mẹ cùng tham khảo nhé!
Hãy giúp trẻ tự phát triển hình ảnh tự tin thông qua hình ảnh của bố mẹ.
Bố mẹ là người có thể thể hiện sự tự tin thông qua thần thái và những lời nói giúp trẻ tự cảm nhận và học hỏi từ đó xây dựng cho mình một hình ảnh tích cực. Điều này cực kỳ quan trọng cho tương lai của trẻ. Trẻ có bản lĩnh, đối diện với khó khăn thực tế trong cuộc sống trẻ tự tin vào khả năng của chính mình.

[​IMG]
giúp trẻ tự tin
​ Không phải ngẫu nhiên cha mẹ có thể sinh ra những con người có sự tự tin, đó là cả một quá trình rèn luyện cũng như môi trường sống được tạo lập từ bé. Do đó các bậc làm cha mẹ hãy truyền cho con sự tự tin bằng chính những hành động thiết thực của mình nhé! Hãy trở thành tấm gương sáng của con
Từ khi hơn 1 tuổi bé đã có dấu hiệu bắt trước những hành vi của bạn. Lớn hơn chút nữa bé sẽ phát ngôn những câu bạn đã từng nói. Điều đó cho thấy rằng trẻ bắt đầu ảnh hưởng từ bố mẹ khi còn rất bé cho đến lúc trưởng thành. Chính vì thế, với những bố mẹ có thói quen nóng nảy, hay quát mắng trẻ cũng có xu hướng quát tháo như vậy. Ngược lại, nếu bố mẹ nhỏ nhẹ, ôn hòa con cái cũng sẽ cố gắng trở nên nhẹ nhàng dễ chịu. Những trẻ sống trong gia đình có bạo hành sau này lớn lên sẽ có nguy cơ đi bạo hành người khác. Nếu muốn con trưởng thành có thể tự tin vào chính bản thân mình bố mẹ cần có sự thống nhất trong cách cư xử sao để trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
[​IMG]Hãy chấp nhận trẻ dù đặc điểm cá nhân và con người của trẻ như thế nào
Ngay cả người lớn vẫn luôn muốn có một sự động viên khích lệ để hoàn thành một mục đích nào đó thì tại sao bạn không áp dụng đối với bé yêu! Khi bé làm tốt điều gì bạn đừng quên tặng cho con một lời khen hợp lý để khuyến khích chẳng hạn như: “Mẹ rất vui khi con biết tự dọn dẹp đồ trong phòng của mình”…Tuy nhiên khi bé làm sai điều gì bạn cũng đừng vội la mắng mà phải chỉ cho con hiểu được tại sao con làm sai và hậu quả của việc làm sai là như thế nào, đồng thời giúp bé hiểu làm sai đôi khi là kinh nghiệm để giúp con tiến bộ hơn.
[​IMG]Hãy giúp trẻ tự cố gắng dù điều này sẽ gây phiền toái
Khi có thể tự cố gắng là trẻ rèn luyện được cho mình bản lĩnh vững vàng, vậy nên kiên nhẫn để giúp con tự cố gắng là điều bố mẹ nên chú ý. Bố mẹ không nên can thiệp quá sâu vào việc học và chơi của trẻ, điều này có thể khiến trẻ mắc sai lầm tuy nhiên hãy theo dõi và định hướng giúp con tự giải quyết sai lầm đó. Bạn có thể cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ như vẽ tranh, câu đố, ghép chữ, tìm từ, … để trẻ rèn luyện sự kiên trì và tự tin, đừng quên luôn bên cạnh khuyến khích và thể hiện sự tự hào về trẻ. Trẻ tự tin sẽ không còn cảm thấy sợ hãi trước những trải nghiệm mới hoặc bài tập khó.
[​IMG]Bố mẹ cần chú ý
– Hãy lắng nghe để thấu hiểu tâm tư cũng như hành vi của trẻ , điều này làm cho việc giúp trẻ tự tin dễ dàng hơn.- Bố mẹ không nên quá kỳ vọng dẫn đến việc đặt áp lực nặng nề lên con gây ra phản tác dụng.
Thảo luận tại diễn đàn: Giúp con tự tin từ những lời nói và hành động của bố mẹ

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

3 nguyên tắc dành cho bé biếng ăn được một mẹ đúc kết

Cho bé ăn
Bé biếng ăn gây sụt cân là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bị stress. Các mẹ không lúc nào ngừng suy nghĩ về việc tìm ra cách để giúp con yêu chịu ăn. Đừng lo lắng quá, dưới đây là 3 nguyên tắc một bà mẹ đã từng có con cực biếng ăn đúc kết:
Bé biếng ăn gây sụt cân là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bị stress
Đã có lúc, mẹ định buông xuôi trước thói biếng ăn của con, nhưng rồi nhìn con, xót con, mẹ lại xoay xở tìm “chiến lược” mới và nhờ đó, đã truyền được cảm hứng ăn uống cho con.
“Cách đây 1 tháng thôi, bữa ăn nào với mẹ con mình cũng đều là 1 cuộc chiến. Cứ ngồi vào ghế ăn là con hò hét, không chịu há mồm, hất đổ hết cháo, đòi trèo ra khỏi ghế…
Con 5 tháng rồi không lên lạng nào, ăn dặm thì từ bột đến cháo đủ kiểu con đều không hợp tác, nhất định không chịu cho đút, chỉ thích tự cầm chơi rồi ăn linh tinh thôi. Nhiều lúc mẹ bất lực cũng định kệ con luôn! Nhưng mấy hôm thay đổi thời tiết, con lại hay nôn trớ, sụt hẳn gần 1kg. Nhìn con càng ngày càng gầy chóp chép, mẹ cũng xót ruột. Mà càng ép con lại càng ghét ăn.”
Đó là những dòng tâm sự rất thật của bà mẹ trẻ Huyền Anh (27 tuổi, đang làm biên tập viên truyền hình ở Hà Nội) về “cuộc chiến” cho con ăn. Nhờ những “nguyên tắc” cho con ăn mới mà mẹ Huyền Anh không chỉ trị con biếng ăn thành công mà còn truyền được cảm hứng ăn uống cho cậu con trai út – bé Bánh. Từ một đứa trẻ lười ăn, mải chơi đến không thiết tha gì ăn uống, hiện tại bé Bánh đã rất hào hứng với mỗi bữa ăn.
1. Chờ con biết đói
Thay vì cứ căn đúng giờ cho con ăn theo lịch, mẹ cố chờ đến khi con đói mới bắt đầu cho ăn. Thời gian đầu các mẹ sẽ phải chờ khá lâu nhưng đừng sốt ruột. Thậm chí khi con đã biết đói, nên để con chờ 1 lúc rồi mới ăn để con biết rằng không phải cứ đòi là được ăn luôn. Ngay cả khi cho bé ăn, bạn cũng phải chờ bé há miệng to, tỏ ra hào hứng thì mới đút nhé.
Nếu như bé đang ăn dở mà không ăn nữa thì bạn cũng phải dừng lại ngay, không ép, kệ cho con chơi 1 lúc, để 5-10 phút sau rồi mới cho con ăn tiếp. Khi “bỏ mặc” con ăn như vậy, bạn phải xác định 1 vài lần ăn cháo hộ con luôn, nhưng phải ăn trước mặt con để con biết rằng không ăn là sẽ hết. Tuyệt đối không có chuyện ép con ăn.
2. Dạy con biết đòi ăn
Nghe thì tưởng là khó nhưng đôi khi chỉ 1 chút thay đổi từ chính cách sinh hoạt của mình cũng sẽ mang lại nhiều bất ngờ. Thay vì ép con ăn như mọi khi, cứ khi nào ăn gì mẹ lại mang ra ngồi ăn trước mặt con, ăn với vẻ rất ngon miệng. Mới đầu, có thể bé sẽ không để ý, nhất là những bé biếng ăn. Nhưng dần dần, chính bản năng sẽ làm bé muốn khám phá xem mẹ ăn gì mà ngon thế và cũng muốn thử xem!
Với bé Bánh, mỗi bữa ăn như một cuộc khám phá.
Tất nhiên là mẹ không được cho bé ăn nhé! Kể cả cho giả vờ cũng sẽ phản tác dụng ngay, vì bé sẽ thấy việc đòi ăn quá dễ dàng. Cứ thế, hàng ngày, được nhìn thấy những thứ hấp dẫn mà người lớn ăn, bé sẽ bứt rứt, khó chịu và dần hình thành thói quen đòi ăn.
Chỉ cần vài ngày thôi, “thời cơ chín muồi” sẽ đến. Đó là ngày mẹ bê bát cháo đặt trước mặt con, đợi khi nào con thật đói và lao ra đòi ăn, lúc ấy chỉ cần mẹ đút, con sẽ ăn thun thút. Có một mẹo nhỏ để “dụ” con đó là mẹ sẽ phải giả vờ ăn hoặc ăn thật vài thìa để khơi dậy ham muốn ăn uống cho con.
3. Dừng lại khi con không thích
Một trong những thói quen của rất nhiều bà mẹ là ép con ăn thêm, ép ăn cho bằng hết. Đôi khi, con ăn còn 1 – 2 thìa nữa cũng phải nịnh nọt, dụ dỗ bằng mọi chiêu trò cố để con ăn hết sạch mới thôi. Vô hình chung, chỉ 1 – 2 thìa cháo đó đã khiến con từ thích ăn trở thành sợ ăn và ngày càng biếng ăn. Vì vậy, hãy dừng lại ngay khi trẻ không còn muốn ăn nữa để đảm bảo những bữa sau, trẻ không sợ ăn, chán ăn.
Sau 2 tuần áp dụng 3 “chiến thuật” trên, mẹ Huyền Anh chia sẻ, từ một đứa trẻ còi, biếng ăn, bé Bánh đã tăng được 1kg. Điều quan trọng hơn cả là mỗi bữa bé ăn nhiều thêm một chút. Hiện tại, mỗi ngày bé duy trì uống khoảng 1 lít sữa, 2 bát cháo đặc và 1 bữa ăn bốc. Nếu như trước kia, mỗi bữa ăn với hai mẹ con là một cuộc chiến thì hiện tại, các bữa ăn đều hết sức nhẹ nhàng, bé tỏ ra thích thú, hào hứng trước mỗi bữa ăn.
Chú ý: Đây là một bài sưu tầm không phản ánh quan điểm của Lamchame.com

Cẩm nang 5 điều mẹ cần biết để bé luôn khỏe

Tắm cho bé
Vào thu thời tiết mét mẻ, trong lành, nhưng lại là thời điểm các loại bệnh tật giao mùa rình rập bé. Các mẹ nên chú ý những điều quan trọng sau đây để bé luôn khỏe mạnh nhé.
1.Giữ ấm cơ thể
Bạn cần để ý đến nhiệt độ cơ thể trẻ, nếu thấy ban ngày còn nóng, về đêm lại lạnh, ra nhiều mồ hôi thì phải xem xét và điều chỉnh lại. Thường khi sang mùa, thời tiết lạnh hơn, nhiều cha mẹ lo về đêm con sẽ lạnh nên mặc hoặc đắp chăn quá nóng, đó có thể là nguyên nhân vã mồ hôi ở trẻ. Cơ thể của trẻ khác người lớn, nóng trước khi người lớn nóng, lạnh trước khi người lớn lạnh, dao động nhiệt độ kém hơn người lớn chúng ta. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho pv báo điện tử Sức khỏe & Đời sống biết bạn không nên lấy cảm giác nóng lạnh của bản thân để áp đặt với trẻ, chỉ nên để ý và điều chỉnh nhiệt độ khéo léo, giúp trẻ thấy thoải mái.
2.Tránh dị ứng
Tiết giao mùa dễ gây ra các bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ. Các bệnh dị ứng đang ngày càng phổ biến hơn, gồm các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa,… hoặc cơ thể phản ứng lại vết côn trùng cắn. Nếu trẻ ngứa ít, có thể mua một số loại thuốc làm dịu da bán ở các quầy thuốc tây gần nhà. Nếu trẻ bị nặng hơn, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ để điều trị thích hợp.
Tránh để trẻ gãi chỗ ngữa bởi có thể gây xây xước, tổn thương da.
Nếu trẻ hay bị dị ứng, bạn cần phải giữ gìn mỗi trường xung quanh trẻ, xịt thuốc xịt phòng, dọn phòng thường xuyên, bao gồm cả thay rèm cửa, ga đệm,… sạch sẽ hàng tuần.
Do cơ địa của bé, chế độ dinh dưỡng cần lưu ý, đặc biệt với các trường hợp dị ứng hải sản, lạc, sữa…nếu không trẻ có thể bị sốc phản vệ rất nguy hiểm.
để bé luôn khỏe
3.Uống thuốc đúng cách
Khi trẻ bị sốt, ốm, bạn cần phải biết liều lượng thuốc đúng dành cho trẻ em. Ví dụ viên thuốc có vạch ở giữa để giúp phân liều, bạn có thể bẻ đôi, bẻ tư cho trẻ uống tùy lứa tuổi.
Tuyệt đối tránh chia liều thuốc loại đóng gói. Mặc dù tính đúng liều lượng thì vẫn có thể cho trẻ dùng, tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của dược sĩ, bác sĩ để đảm bảo đúng liều cho trẻ nhỏ.
4.Tránh thiết bị điện tử
Nhiều phụ huynh có thói quen cho con chơi máy tính, iPad, iPhone,… để cháu ngồi chơi ngoan một chỗ mà không hề biết rằng màn hình không tốt cho trẻ nhỏ.
Từ 0-4 tuổi, trẻ tuyệt đối tránh tất cả các loại màn hình, thiết bị điện tử. Khi lớn hơn, bé có thể sử dụng nhưng không nên quá 15 phút/ngày. Ngay cả việc cho trẻ học qua màn hình máy tính sớm cũng lợi bất cập hại.
5. Sơ cứu kịp thời
Khi để trẻ chơi ở nhà, trẻ có thể gặp những tai nạn bất ngờ như bỏng, nghẹn, đuối nước, điện giật,… Bạn cần trang bị các kiến thức kĩ năng sơ cứu về các trường hợp trên và hướng dẫn trẻ trước những bước cần thiết nếu xảy ra sự cố. Ví dụ khi trẻ bị bỏng nước sôi, nguyên tắc là làm nguội nhanh: nước sạch rất quan trọng, cần tìm nước sạch dội ngay vào vùng da bỏng. Cái nóng sẽ còn tiếp tục vào sâu nên tốt nhất nên ngâm vùng bỏng trong nước ít nhất 30 phút.
Trường hợp bé bị sữa nóng vừa pha bắn vào mắt, có thể gây tổn thương giác mạc nếu bạn không kịp thời xử lý. Tốt nhất nên rửa ngay bằng nước muối sinh lý. Trường hợp mắt vẫn đỏ, ra nhiều gỉ, cần phải đưa bé đi khám.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Tình yêu ‘lồng ấp’ của cha mẹ Việt

Ép ăn
Trên con đường phố ở tp Hồ Chí Minh ngập thành sông, cậu con trai lớn tướng ngồi ngoan trên chiếc xe máy nặng trịch để mẹ gò lưng dắt.
Nhiều người không khỏi “thấy buồn và thấy thương” khi nhìn cậu học sinh này ngồi yên để phụ huynh đẩy, trong bức ảnh của một facebooker chụp chiều tối ngày 15/9 khi tp Hồ Chí Minh mưa lớn. Bức hình nhận được hàng trăm lượt like, bình luận và chia sẻ trên nhiều trang mạng.
Người đồng cảm cho rằng đó là hành động bình thường của cha mẹ vì ai cũng thương con. Người thì băn khoăn, cha mẹ đã lo lắng và nuông chiều con thái quá, tạo điều kiện cho con không biết làm gì và bất hiếu.
Cậu con lớn tướng ngồi yên trên xe cho phụ huynh gồng mình dắt qua vùng nước lội
Nickname Hoài Phương trên một diễn đàn nhận xét: “Có nhiều gia đình do nuôi con quá kỹ, sợ cái này, sợ cái kia nên lúc nào cũng kè kè bên con. Cũng vì thế mà nhiều bạn bị hội chứng công tử bột, không thể tự làm gì hết, không biết chạy xe vì mẹ lo con chạy xe ngoài đường nguy hiểm nên không cho, không biết chủ động làm việc gì hết, có thể gọi là khờ. Mình có đứa bạn học xong phổ thông không biết chạy xe, không dám tự một mình qua đường, không phải vì nó bệnh gì hết, nó cao to và học rất giỏi là khác nhưng nó lại thiếu kinh nghiệm sống khi ra đời vì gia đình quá khắt khe, bao bọc con quá kỹ”.
Thường xuyên có các cuộc khảo sát nghiên cứu cũng như tư vấn các vấn đề gia đình và nuôi dạy con, thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Lan Hải (cố vấn chuyên môn của Hội quán các bà mẹ) nhận xét rằng: “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” vì cha mẹ quá bao bọc con. Không chỉ bao bọc khi con còn nhỏ, mà khi con đã trưởng thành, cha mẹ vẫn can thiệp vào cuộc sống của con từ những chuyện lớn như cưới vợ gả chồng, xây nhà mua đất đến rất nhiều việc cỏn con khác như đi chơi, ăn uống hàng ngày”.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Tiểu học trường đại học Sư phạm Hà Nội) đưa ra nhiều ví dụ về sự bao bọc này:
Ở tuổi mầm non, cha mẹ không cho con làm bất cứ việc gì.Trong khi nhiều trẻ em nước ngoài đã tập ăn bốc từ 7, 8 tháng tuổi, một tuổi rưỡi đã tự xúc ăn thành thạo thì trẻ Việt vẫn được cha mẹ hay ông bà đút cho ăn đến 3-4 tuổi vì sợ không đút thì trẻ lười ăn, hay trẻ tự xúc thì làm bẩn, thu dọn còn mệt hơn. Nhiều cha mẹ vẫn xem tiêu chí cô có chăm đút cho con ăn không khi quyết định gửi con vào trường mầm non.
Hình ảnh quen thuộc với trẻ tiểu học là con vung tay đi đằng trước, bố mẹ khệ nệ xách túi của mình và xách cặp cho con. Nhiều cha mẹ cầm cặp hộ con vì sợ cặp nặng, nhưng thực ra, trẻ em tiểu học Đức vẫn tự xách cặp dù cặp của bọn nhỏ khi chưa có sách cũng nặng 5 kg, với đầy đủ hộp cơm trưa, chai nước, áo mưa.
Screen Shot 2015-08-21 at 10.30.35 AM
Quá bao bọc và nhồi nhét giúp trẻ trở nên thụ động, không có khả năng tư duy độc lập và quen hành động theo đám đông.
Khi con học cấp hai, hình ảnh những đứa trẻ đã cao to hơn cả bố mẹ ngồi sau xe để mẹ đèo là một minh chứng rõ cho sự bao bọc con của người Việt. Trong những ngày mưa, những cô cậu học sinh cấp 2 nặng 50 ký vẫn ngồi yên trên xe để bố, mẹ dắt bộ đẩy xe một mình trong nước không phải là quá hiếm.
Cấp ba, con đi thi, bố mẹ lo làm giấy tờ thủ tục cho con từ A đến Z. Ngày con thi, không chỉ đưa đón con, bố mẹ còn lo từng cái bút, tờ giấy, con sai số báo danh cũng gọi điện nhờ bố mẹ can thiệp.
Những hình ảnh cha mẹ song hành cùng con trong các buổi xét tuyển đại học năm nay thế này không phải là hiếm.
Khi con vào đại học, đã qua 18 tuổi nhưng bố mẹ vẫn thấy con chưa lớn.Tiến sĩ Vũ Thu Hương vẫn còn nhớ trường hợp một sinh viên năm ba của mình nằng nặc xin không được đi thực tế tại Sapa hai ngày vì “mẹ không cho đi”. Sau đó, vị phụ huynh này còn đến tận lớp, nhất định xin cho con ở nhà dù con sức khỏe bình thường, lực học giỏi. Cuối cùng, khoa phải đồng ý để sinh viên này làm bài tập lớn bù cho chuyến đi.
b>Khi con đi làmđã tự nuôi sống được mình, nhiều bố mẹ vẫn đích thân trực tiếp xin sếp cho con những việc nhỏ xíu như nghỉ phép.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương cho rằng, thực ra, tâm lý bọn trẻ không thích được cha mẹ bao bọc kỹ quá. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được bố mẹ tin tưởng và giao trách nhiệm cho mình. Bà cho rằng bao bọc là thương con nhưng cũng là một biểu hiện của sự thiếu tin tưởng vào con. Cha mẹ bao bọc quá dễ dẫn con đến tâm lý ỷ lại người khác và sẽ khiến con gặp khó khăn khi ra đời. Những đứa trẻ được bao bọc, sau này nếu sang địa phận khác (tỉnh khác, nước khác), ở nhờ nhà họ hàng thường dễ gặp vấn đề với chủ nhà. Khi phải đi làm kiếm tiền, chúng sẽ luôn thấy mình vất vả, giống như đang bị sếp hành hạ. Bao bọc con quá chính là cha mẹ đã làm hạn chế khả năng vượt khó và vươn lên của con.
Mọi người vẫn hay nói: “Con cái luôn luôn bé trong mắt bố mẹ”, tiến sĩ giáo dục cho rằng, như thế là bố mẹ sai rồi. Lúc con mới sinh, có thể con yếu ớt, chưa biết làm gì, muốn gì cũng chỉ khóc. Tuy nhiên, con trẻ đã lớn rất nhanh, suy nghĩ của cha mẹ đã không theo kịp sự phát triển của con.
Có một câu chuyện buồn mà bà Hương vẫn còn nhớ. Một cậu học sinh cấp hai vốn được mẹ chăm bẵm, lo cho mọi thứ. Khi mẹ ốm, thay vì thương mẹ, cậu ta hậm hực, tại sao mẹ lại ốm để không ai nấu cơm cho mình. Sự bao bọc của mẹ đã vô tình khiến đứa trẻ ích kỷ và không trưởng thành trong suy nghĩ, tình cảm.
Thảo luận tại diễn đàn: Tình yêu ‘lồng ấp’ của cha mẹ Việt

9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông

1. Ra ngoài
Đừng luôn cho bé ở trong nhà khi thời tiết chuyển lạnh. Thiếu không khí trong lành ngoài trời sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bé. Từ đó, làm bé dễ mắc bệnh. Hãy chắc chắn rằng thi thoảng, bạn và bé cùng được ra bên ngoài, nơi không khí càng trong lành càng tốt.
2. Tắm nắng mùa lạnh
Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.

Và mùa đông, không phải ngày nào cũng có nắng ấm. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên cho bé tắm nắng. Thời điểm lý tưởng để tắm nắng vẫn là buổi sáng sớm và chiều muộn (không nên coi thường nắng mùa đông vì vào lúc trưa, ánh nắng vẫn đầy những tia cực tím gây hại). Ngoài ra, cũng nên tăng cường các thực phẩm chứa vitamin D cho bé.
3. Mặc cho bé thoải mái và dễ chịu
Trừ khi phải ra ngoài lúc gió lạnh, còn khi ở nhà, bạn nên chọn cho bé những trang phục thoải mái và dễ chịu nhất. Đừng quên mũ, khăn và găng tay cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió (bé có thể mất đến 50% nhiệt độ cơ thể do thoát nhiệt ở đầu). Bạn có thể cảm thấy ấm hơn bé nhà bạn nếu bạn phải bế con hoặc đẩy xe cho bé.
4. Giữ bé khô ráo
Thời tiết mùa đông thường kéo theo mưa phùn ẩm ướt. Do đó, nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh. Bao bọc bé sau đó để bé ấm và cung cấp cho bé một đồ uống ấm nếu bé vừa bị lạnh và bị ướt.
5. Giữ tay sạch sẽ
Bé cần được rửa tay thường xuyên ngay cả khi trời lạnh. Bởi vì bàn tay là nơi chứa nhiều virus gây bệnh. Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong nhà cũng nên duy trì thói quen rửa tay bằng nước ấm và xà phòng để tránh lây nhiễm virus cho bé.

6. Ăn uống tốt
Dinh dưỡng với bé rất quan trọng dù bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa đông, cơ thể bé cần nhiều vitamin hơn. Hãy nhớ cho bé ăn mỗi ngày với rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn béo. Rau theo mùa lạnh là tốt hơn cả, ví dụ như cải bắp, bí ngô, carrot… vì chúng có nhiều vitamin bé cần.
7. Uống đủ nước
Nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước cho bé vào mùa hè mà quên mất, mùa đông, bé cũng rất cần uống đủ nước. Với những bé phải nằm quạt (đèn) sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn.
8. Ngủ ngon và thư giãn
Hệ miễn dịch của bé cần được nghỉ ngơi để khôi phục chức năng tốt nhất. Mệt mỏi sẽ khiến bé có nguy cơ cao hơn với bệnh nhiễm trùng. Cố gắng cho bé ngủ đủ giấc, tránh xem truyền hình trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, cũng nên cho bé có những hình thức thư giãn mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) như đi công viên, vườn bách thú, đi bộ…

9. Đối phó với cảm
Nếu bé bị cảm nhẹ thì có thể bạn không cần dùng thuốc cho con. Nên cho bé uống đủ nước (đặc biệt là nước quả nhiều vitamin C), cho bé nghỉ ngơi để hồi phục sớm.
Nguồn: Afamily
Thảo luận tại diễn đàn: 9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông