Các Fanpage chính thức của lamchame

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Mẹ Việt Ở Thụy Điển Gợi Ý Thực Đơn Nhanh-ngon-bổ Cho Bé Trên 1 Tuổi

Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, người lớn ăn gì bé ăn nấy, các bữa ăn được đổi món liên tục… là những điểm nổi bật trong thực đơn ăn dặm cho bé trên 1 tuổi của bà mẹ Việt đang sinh sống ở Thụy Điển.

Cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy từ nhỏ nên từ khi bé hơn 1 tuổi, mẹ Quỳnh Chi (hiện đang sinh sống và làm việc ở Thụy Điển) đã cho Tim rất nhiều món khác nhau và Tim có thể ăn thô khá tốt. Cũng từ 1 tuổi trở đi, mẹ Tim không nấu đồ ăn riêng cho Tim nữa mà bố mẹ ăn gì, bé sẽ ăn nấy. Điều này giúp các mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc chế biến đồ ăn dặm cho con.
Mẹ Quỳnh Chi chỉ ra một số điểm lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bé trên 1 tuổi mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý, theo lời khuyên của cục thực phẩm Thụy Điển:
– Bắt đầu từ 1 tuổi, bé đã có thể điều chỉnh được nồng độ muối trong cơ thể nên có thể thêm muối vào đồ ăn và nên dùng muối i ốt.
– Bắt đầu từ 1 tuổi, bé có thể ăn được rau có lá bản màu xanh.
– Ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi thực phẩm thường xuyên.
– Ăn hoa quả sau bữa ăn để giúp tăng cường hấp thụ sắt và uống nước sau bữa ăn.
– Ăn cá và hải sản tối thiểu 2-3 lần 1 tuần.
– Dùng dầu ăn trong chế biến đồ ăn (ưu tiên dầu hạt cải).
– Thực phẩm chức năng rất ít khi được kiểm chứng khoa học, và lại càng hiếm khi được kiểm chứng trên trẻ nhỏ. Chính vì vậy không nên dùng thực phẩm chức năng cho trẻ.
– Cà phê, coca-cola, chè, nuớc uống tăng lực (ví dụ bò húc)… là những thứ không phù hợp với trẻ do chứa caffein.
– Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt một cách tối đa. Cho trẻ sử dụng các sản phẩm không có thêm đường, bởi các sản phẩm thêm đường rất có hại cho răng của bé, làm tăng nguy cơ béo phì.
Thêm một điều nữa là bước vào giai đoạn này, dù bé đã ăn được làm quen với việc ăn thô nhưng mẹ vẫn cần cắt nhỏ đồ ăn để bé bốc hoặc xiên khi ăn.
Trong thực đơn ăn dặm của Tim từ sau 1 tuổi, mẹ Quỳnh Chi vẫn ưu tiên cho bé ăn rau của quả, thịt cá, không ưu tiên tinh bột.
Cùng tham khảo thực đơn nhanh-ngon-bổ của mẹ Quỳnh Chi chế biến cho Tim:
[​IMG]Đậu que luộc, cơm gạo lứt nấu đậu, cá hồi rán.
[​IMG]Thịt lợn cuốn giấy bạc nướng, ớt chuông, đậu Hà Lan, măng tây và đậu trắng.
[​IMG]Đậu đũa luộc, lơ xanh nướng, khoai tây nấu sữa, bánh mỳ rau thơm, thịt viên rán.
[​IMG]Sushi
[​IMG]Cá hấp, cơm nấu với đậu xanh, rau củ xào.
[​IMG]Trứng tráng ớt chuông đỏ, cơm gạo lứt, cải thảo xà cà chua.
[​IMG]Thịt kho, ngô luộc, salad.
[​IMG]Bữa trưa chay của Tim: bánh củ dền, salad bắp cải, cơm, sốt sữa chua táo.
[​IMG]Cá hồi bỏ lò, khoai tây rán, đậu luộc.
[​IMG]Salad su hào carrot, trứng tráng rau củ (hành, măng tây, ớt chuông), cơm gạo lứt rang.
[​IMG]“Thịt viên chay” (làm từ cơm, phô mai, củ cần tây nghiền), rau củ luộc.
[​IMG]Bắp cải cuộn thịt, khoai tây luộc, carot nạo.
[​IMG]Mỳ xào với trứng và rau củ.
[​IMG]Miến nấu cá hồi rau củ.
[​IMG]Bữa sáng: cháo yến mạch ăn kèm táo nạo, nho khô và sữa yến mạch.
[​IMG]Đậu que, đậu Hà Lan, khoai tây luộc, cà chua bi, cá sốt bơ.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Tổng Hợp Mẹo Chăm Con Để “mùa Đông Không Ốm”

Bé với mùa đông
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa đông là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ.
Mùa đông là mùa trẻ em dễ bị các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi… đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện. Để cơ thể các bé được bảo vệ và chống lại những căn bệnh của mùa đông, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Giữ ấm cho cơ thể
Mùa đông thời tiết giá lạnh, bởi vậy để bảo vệ sức khỏe cho bé, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Về đêm nhiệt độ xuống thấp, việc giữ cho trẻ lại càng trở nên quan trọng hơn.
1. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa này, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé. Bé thường hay ngọ nguậy để cố gắng mở nút gài hay khóa áo. Do vậy bạn phải cài áo cho bé cẩn thận để áo không bị bung ra.
2. Nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc thay áo trong cho bé.
3. Đặc biệt trong mùa đông các bạn không nên quấn tã giấy cho bé. Hoặc nếu có quấn tã thì nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.
4. Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25-28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thẻ sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé.
[​IMG]
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa đông, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé
Vệ sinh thân thể
Trời mùa đông, các mẹ hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc hạn chế tắm cho bé. Tuy nhiên đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí là một sai lầm phổ biến, đáng trách.
1. Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám, nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.
2. Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.
3. Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 3-4 ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút.
Cho bé bú
1. Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú.
2. Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút.
3. Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.
4. Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy.
Giữ da bé luôn khô thoáng
Trong mùa đông, da của trẻ sơ sinh trở nên rất khô. Để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban, phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.
Dưỡng ẩm
Da của trẻ sơ sinh thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Đừng quên thoa dầu dưỡng trước khi tắm. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.
Cho bé ở trong nhà
Trong mùa đông, quan trọng là để bé ở trong nhà. Mùa đông không tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ mới sinh và em bé. Nếu mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh, ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú). Vì vậy, để tránh những vấn đề sức khỏe và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt trong mùa đông. Nếu muốn, bạn có thể ngồi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ngày để hấp thụ vitamin D và cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trên da và quần áo.

Làm thế nào để nuôi dưỡng hạnh phúc cho con

Mẹ và bé cùng chơi
Mẹ và bé cùng chơi
Là cha mẹ, hẳn ai cũng mong muốn con cái mình luôn được hạnh phúc. Hạnh phúc sẽ giúp cho bé thêm thông minh, thành công và tự tin trong cuộc sống sau này.

Vì vậy, cha mẹ hãy thử những lời khuyên dưới đây để nuôi dưỡng sự hạnh phúc và vui vẻ trong bé:
Nụ cười
Dù bạn có đang áp lực với công việc hay đang cãi cọ với chồng thì khi nhìn thấy con, bạn hãy nở một nụ cười chào đón. Đó là cách đơn giản nhất để truyền hạnh phúc và niềm vui cho bé.
[​IMG]
nuôi dưỡng hạnh phúc cho con
Cố gắng nói ‘Có’ nhiều hơn nói ‘Không’
Nhiều cha mẹ có thói quen nói “Không” với hầu hết mong muốn của con cái. Mỗi khi con của bạn hỏi cái gì đó, bạn hãy cố gắng tìm câu trả lời là “Có” thay vì vội vã nói “Không”. Điều này không phải dễ dàng nhưng cũng không quá khó như bạn tưởng.
Toàn tâm, toàn ý khi ở bên bé
Hầu hết cha mẹ nghĩ rằng có mặt ở bên cạnh con là đủ. Nhiều bố mẹ ở nhà và được gọi là chơi với bé nhưng lại tất bật với những việc khác như kiểm tra mail, lướt web hoặc để tâm trí ở những mối lo lắng khác. Mẹ hãy dành toàn tâm, toàn ý cho bé, chơi với bé dù chỉ 1 tiếng mỗi ngày.
[​IMG]Tham gia các trò chơi cùng con
Các bé muốn được cha mẹ chơi cùng mình. Bé không cần đòi cha mẹ mua đồ chơi đắt tiền mà chỉ thích được chạy và chơi bóng cùng mẹ trong công viên. Mẹ hãy dành thời gian để tham gia các hoạt động thể chất cùng con.
[​IMG]
Hạn chế thời gian bé xem tivi

Bé càng ít xem tivi thì bé càng có nhiều hạnh phúc. Mẹ hãy khuyến khích bé đọc và khám phá tài năng của bé như cho bé vẽ, học nghệ thuật thay vì chỉ chúi mắt vào màn hình tivi hay máy tính.
Tôn trọng con

Nếu mẹ muốn con hạnh phúc thì mẹ nên đối xử một cách tôn trọng với con. Mẹ đừng bao giờ dùng từ ngữ nặng lời chửi con, nhất là ở những nơi công cộng. Mẹ cũng không bao giờ được đánh đập bé. Mẹ hãy nói chuyện với bé và hiểu những gì bé muốn.
[​IMG]
Làm gương cho con
Nếu bạn muốn con mình hạnh phúc thì bản thân bạn phải là người hạnh phúc. Các bé học được từ những gì các bé thấy, không phải chỉ những gì bé nghe được. Vì vậy, nếu mẹ luôn thất vọng và chán nản thì đừng hỏi vì sao, bé lại “hấp thu” cách sống tiêu cực này từ mẹ.
Thảo luận tại diễn đàn: ‘Bí kíp’ nuôi dưỡng hạnh phúc cho con

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH : MẸ LÀM GÌ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN ?

Bé tập ngồi bô
Thời tiết nóng nực kết hợp với việc ăn uống không điều độ, không uống đủ nước khiến trẻ sơ sinh có thể mắc một số loại bệnh. Trong đó bệnh táo bón.Trẻ sơ sinh bị táo bón đã không còn là bệnh quá nghiêm trọng nhưng lại được hầu hết các mẹ quan tâm và chú ý đến. Bài viết này sẽ mách mẹcách chữa trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quảtức thì mà bé nào cũng có thể áp dụng.
Táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón. Có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón.
Trẻ sơ sinh bị táo bón là nỗi lo lắng của nhiều mẹ
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón thường là do chế độ ăn của mẹ không đủ xơ, thiếu chất rau, thừa đạm và uống sữa ngoài.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
  • Trẻ sơ sinh bị táo bón do được bú chưa đủ nên chưa tạo thành phân hoặc do chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ ăn cay nóng. Nếu trong thời gian bú, mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây ra táo bón.
  • Đối với những trẻ hiếu động, ham hoạt động, thích lật mình…thì cơ thể của bé sẽ mất nước nhiều hơn so với các trẻ khác. Các mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và trong khi bú thì hạn chế đổi bên.
  • Đối với trẻ ăn dặm sớm ( đây là điều không được khuyết khích ) thì nguyên nhân đến từ trong khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất xơ, ít các loại rau củ dẫn đến táo bón.
  • Trẻ bị sốt, ho, cảm phải dùng đến thuốc kháng sinh gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.
Hậu quả táo bón ở trẻ sơ sinh
Mặc dù không nguy hiểm ngay nhưng táo bón nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như  ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng.
Vì vậy phải làm cách nào để điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh?
Cách chữa trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quả tức thì
1. Cho bé tắm nước ấm
Nước ấm không chỉ hiệu quả từ bên trong. Khi bé cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng táo bón thì ngâm mình trong nước ấm có thể giúp bé cảm thấy thoải mái. Sự khó chịu vì đầy hơi khi táo bón cũng góp phần tạo ra sự căng cơ góp phần làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Giúp bé thư giãn cơ bụng sẽ làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Bạn có thể thả một túi trà cúc La mã vào nước tắm của bé, mùi thơm dễ chịu của trà sẽ hỗ trợ đạt được hiệu quả thư giãn mong muốn.
Cho bé tắm nước ấm là 1 trong những cách trị táo bón hiệu quả
2. Cho bé uống một chút trà bạc hà pha loãng
Hâm nóng bình nước cho đến khi nước hơi ấm. Sau đó đổ nước vào cốc rồi nhúng túi trà bạc hà vào nước khoảng 5 lần. Đổ 30ml nước trong cốc vào bình rồi cho bé uống sau các bữa ăn. Yếu tố quan trọng nhất của biện pháp này là nước. Nước là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện. Bạc hà làm dịu dạ dày bé, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện.
3. Một lượng nhỏ nước ép hoa quả pha loãng
Nước trái cây chỉ dùng cho bé uống thêm, không thể thay thế khẩu phần của bé. Hòa 15ml nước trái cây với 15ml nước và cho bé uống 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn. Không làm ngọt nước trái cây, đường sẽ không cải thiện tình trạng táo bón và có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Các loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa của trẻ là mận, táo, lê, nho, việt quất,… Bạn nên tránh xa các loại quả hạch như mơ hoặc đào và các quả chua như cam, bưởi chùm, kiwi, thơm và hầu hết các loại quả mọng vì chúng có thể kích thích dạ dày rất nhạy cảm của bé dễ gây dị ứng.
4.Massage kiểu “đạp xe đạp”
Trong phòng ấm, hãy cởi hết quần áo của bé rồi đặt bé lên một chiếc khăn tắm, đặt một tấm tã vải dưới mông bé, một tấm nữa luồn giữa hai chân và bọc hậu môn nhưng không được cột tã vào người bé. Sau đó cầm hai chân của bé trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải. Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi bạn duỗi chân phải, hãy bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái.

Các cách sơ cứu cho trẻ em

Bị bỏng
Hằng năm có hơn một triệu trẻ em phải nhập viện vì những tai nạn trong nhà. Trong khi rất ít cha mẹ có kiến thức về các biện pháp sơ cứu thông thường. Sau đây là những cách chữa
cơ bản cho trẻ bị bỏng, nghẹn, bong gân, ngộ độc…
1. Bỏng
[​IMG]
cách sơ cứu cho trẻ em
Làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh trong ít nhất 10 phút. Nó sẽ làm giảm sưng phồng. Cởi bỏ quần áo ra, nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì để nguyên.
Băng vết thương bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa trẻ đến bệnh viện.

2. Chảy máu cam
Cho trẻ ngồi xuống và ngửa đầu lên để dòng máu không chảy ra khỏi mũi. Để chúng thở bằng miệng và bịt đầu mũi lại trong 10 phút. Nếu máu vẫn không ngừng chảy, ép mũi trở lại trong 2 lần nữa.
Khi máu ngừng chảy, lau sạch mũi. Bảo trẻ không nói chuyện, ho hay khụt khịt bởi nó có thể làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và lại gây chảy máu.
Đừng ngửa hẳn đầu trẻ ra sau bởi máu sẽ có thể chảy ngược vào cổ họng gây khó chịu. Nếu máu vẫn chảy trong hơn 30 phút, nên đưa trẻ đến bác sĩ.
3. Nghẹn
[​IMG]
Chữa nghẹn cho trẻ hơn 1 tuổi.
Trẻ có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, cần phải hành động ngay lập tức.
Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi bạn biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.
Còn không, với trẻ hơn 12 tháng tuổi, đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.
Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.
Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.
Với trẻ trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.
Nếu trẻ vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.
4. Bong gân
Bạn nghi ngờ trẻ bị bong gân. Trước tiên cho bé ngồi xuống. Bọc một ít đá trong khăn mặt và áp lên chỗ bị đau trong 10 phút để giảm sưng tím. Băng vết thương cẩn thận. Giữ chỗ đau ở trên cao để làm giảm dòng máu tới vết thương, đỡ sưng tấy.

5. Ngã
Nếu trẻ bị bất tỉnh, dù chỉ trong thời gian ngắn, hãy quấn chăn cho bé để giảm sốc, rồi gọi cấp cứu.
Đặt bé nằm ở tư thế hồi phục nếu vẫn còn thở và không có dấu hiệu gẫy xương hay chấn thương ở đầu cổ. Tìm kiếm các vết rạn nứt sọ, như hai con ngươi không đồng đều, máu chảy từ tai hoặc chảy nước từ mũi.
Kiểm tra chỗ chày xước hay chân tay có hình dáng bất thường. Nếu bạn nghi xương bị gãy thì hãy giữ nguyên cho đến khi xe cấp cứu đến. Quấn tạm khăn quanh chỗ đó.
Nếu trẻ tỉnh táo và không có dấu hiệu nghiêm trọng gì, dùng miếng vải thấm nước lạnh đắp lên chỗ va đập trong 10 phút để giảm sưng.
Theo dõi trẻ trong ít nhất 48 tiếng sau khi tai nạn, gọi bác sĩ nếu bạn phát hiện vấn đề gì khác thường như chóng mặt, hoa mắt, nói khó.

6. Điện giật
Bạn không được chạm vào trẻ nếu nó vẫn ở trong nguồn điện, nếu không bạn cũng bị giật.
Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn khi bạn vẫn phải tiếp xúc với trẻ để lấy nguồn điện ra, hãy đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện, như cái chổi gỗ hoặc cuộn báo, và đẩy nguồn điện ra.
Hoặc nếu không, thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân bé và kéo ra khỏi nguồn điện.
Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé bất tỉnh nhưng vẫn thở, hãy đặt bé về tư thế hồi phục. Vết bỏng do điện giật có thể nhỏ nhưng gây nguy hiểm bên trong, hãy gọi cấp cứu.
7. Ngộ độc
Nếu bạn tin rằng trẻ đã hít hay nuốt phải chất độc như các chấy tẩy rửa, thuốc, hay các vật thể có hại, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và giữ trẻ im cho đến khi bác sĩ đến.
Nếu có thể, tìm hiểu chúng đã nuốt phải thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Đừng khiến chúng nôn ra bởi nó chỉ do gây tổn hại dạ dày và đường ống.
Nếu trẻ tự động nôn ra, hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.
Nếu trẻ nuốt phải thứ gì gây bỏng họng, hãy cho chúng nhấp ít nước hoặc sữa để làm mát bên trong.
8. Bất tỉnh
Nếu trẻ bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.
Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.
Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm trẻ và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực trẻ có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.
Đặt ngót tay lên xương ức của trẻ. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.
9. Tư thế hồi phục
[​IMG]
Đây là tư thế dành cho trẻ bất tỉnh nhưng vẫn thở. Nó giúp chúng thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn do nôn. (Nếu nghi ngờ có chấn thương đầu và cổ, thì không di chuyển).
Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối.
Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn.
10. Sốc mẫn cảm
Nó có thể là phản ứng của dị ứng nặng, thường do bị côn trùng đốt hoặc ăn phải lạc. Nó gây giảm huyết áp, đỏ ứng mặt và cơ thể, mặt mũi sưng phồng và khó thở.
Đầu tiên xác định liệu trẻ có phải bị một dị ứng biết trước và mang theo thuốc điều trị. Tiêm thuốc vào bắp đùi hoặc mông.
Sau đó gọi cấp cứu. Đặt trẻ nằm ở tư thế hồi phục, nếu trẻ không thể thở và không có thuốc, hãy gọi cấp cứu, trong khi thực hiện biện pháp hô hấp sơ cứu.
11. Chảy nhiều máu
Nếu trẻ bị vết cắt sâu khiến chảy nhiều máu, hãy rửa sạch, sau đó lau khô tay bạn và đeo găng.
Nâng cao vết thương để máu chảy về các cơ quan nội tạng, thay vì chảy đi mất. Kiểm tra xem có vật gì gắn vào vết thương. Nếu có thì cũng để nguyên bởi sẽ tháo ra sẽ chỉ làm tồi tệ thêm.
Thay vào đó, dùng vải buộc quanh vết thương, lót đệm sao cho miếng vải cao hơn vật thể để không ấn nó vào trong. Gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu không có gì gắn ở vết thương, dùng miếng vải sạch ấn lên vết thương để kìm máu và quấn chặt xung quanh, tuy nhiên không quá chặt để máu vẫn chảy được đến ngón chân và tay. Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu.
Thảo luận tại diễn đàn: Các cách sơ cứu cho trẻ em

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Cuộc sống của cô bé 3 tuổi học mọi thứ không cần đến trường

Học mà không cần đến trường có vẻ như là một hình thức kỳ lạ và có vẻ không hiệu quả. Kết quả của cách làm này thế nào chúng ta cùng xem cuộc sống của một bé gái 3 tuổi mà có cô giáo là chính mẹ đẻ và trường học là ngôi nhà của mình.
Sáng ra công viên, trưa phụ mẹ nấu ăn, xem sách, chiều đi bơi hay theo ba khắp chợ… là một ngày thông thường của bé Mật Ong.
Được bố mẹ quyết định giáo dục tại gia theo phương pháp “home-schooling” (áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới, khi trẻ không đến trường mà chỉ tự học tại nhà), bé Mật Ong (tên thật là Phạm Hà Hân Yên) học mọi thứ về cuộc sống qua chính các trải nghiệm hằng ngày chứ không tham gia trường lớp nào.
Hằng ngày, mẹ bé, chị Bùi Hà Uyên (quận 1, TP HCM) đưa những câu chuyện xung quanh Mật Ong lên Facebook cá nhân để chia sẻ sự lớn lên từng ngày của con với ông bà nội ngoại đang ở xa và những aithực sự quan tâm đến phương pháp dạy con tại nhà có thể tham khảo.
Đều bỏ việc hành chính chuyển sang làm nghề tự do để có nhiều thời gian dành cho con, bố mẹ Mật Ong nuôi dạy con theo tinh thần: Có thể làm bất cứ điều gì mình thấy vui và thích, chỉ cần nằm trong giới hạn: không làm phiền đến người khác, không gây nguy hiểm cho bản thân và sẽ được bố mẹ hỗ trợ hết mức có thể. Do đó, cuộc sống hàng ngày không đến trường của cô bé 3 tuổi đầy những trải nghiệm thú vị: đi chợ với bố, đi chơi công viên, tìm hiểu cuộc sống thiên nhiên, giúp bố mẹ nấu ăn, đọc sách trước khi ngủ, được đi bơi, chơi những trò chơi vận động…
[​IMG]
Mật ong học cách tự xới cơm mời bố mẹ và cho mình. Cô bé 3 tuổi không thích “bị” giúp đỡ, câu cửa miệng của bé luôn là “Mật Ong không thích, Mật Ong tự làm được!”, “Mật Ong cũng có, Mật Ong tự ăn được”…​
Và đây là những bài học mà cô bé được bố mẹ dạy theo phương pháp “home-schooling”:
Học cách ứng xử lễ phép
Bố mẹ thường xuyên cho bé đi đến những nơi công cộng và dạy bé về cách cư xử phù hợp với từng hoàn cảnh: ở công viên vui chơi, ở bể bơi, ở nhà hàng, trên xe bus, trên máy bay… cho đến việc đến chơi nhà bạn bè, tham dự tiệc. Bé biết vứt rác đúng chỗ, dọn rác trên bàn sau khi ăn ở quán tự phục vụ, xin phép trước chứ không được phép tùy tiện lấy đồ hay làm điều gì đó ở nơi công cộng,… Và bé được nhắc nhở thường xuyên về: Thưa gửi đầy đủ, sử dụng “từ ngữ phép thuật” như vâng ạ, vui lòng, làm ơn, giúp con, cám ơn, xin lỗi…
Được khuyến khích tự làm mọi việc
Bé Mật Ong được bố mẹ khuyến khích tự làm mọi việc. Từ khi còn rất nhỏ, bé đã được khuyến khích tự xách giỏ và chọn mua loại thức ăn mà mình thích. Bé được đưa ra chợ để mua lươn và tự tay bắt lươn cho vào túi, bé tự làm bột màu nặn, khi đi ăn uống cùng bố mẹ thì luôn mang theo bút màu, giấy vẽ… Điều này giúp bé có ý thức về việc chia sẻ trách nhiệm với gia đình như phụ bếp, cho đến việc tự làm đồ chơi. Vợ chồng anh chị Uyên hướng dẫn trước và chỉ giúp đỡ khi nào con cần giúp đỡ và chị coi đó là sự tự do trong khuôn khổ.
Được vui chơi, vận động tối đa
Bé Mật Ong được thường xuyên đưa ra công viên để chạy nhảy, vui chơi, hoạt động thể thao. Bé được cho đi bơi từ lúc 7 tháng tuổi để dạn dĩ với nước hay tập những bài tập Yoga dành riêng cho trẻ nhỏ để biết quen dần với từng động tác, ý thức về việc giữ gìn sức khỏe.
Yêu thiên nhiên – động vật
Bé cũng được bố mẹ cho về quê chơi để trải nghiệm bài học thực tế từ cuộc sống, xem gà chạy trong vườn, ra chuồng nhặt trứng, trồng cây, tưới cây… Bé được bố mẹ khuyến khích làm bạn với các loài động vật khác nhau, không chỉ là chó, mèo, mà còn là cá, rùa,…

Đi du lịch trải nghiệm nhiều nơi
Bé thường xuyên được bố mẹ đưa đi du lịch khắp nơi kiểu trải nghiệm thực tế chứ không phải dạng du lịch nghỉ dưỡng. Bé luôn được đưa đi chơi từ địa điểm này đến địa điểm kia bằng xe máy quãng đường từ 30km đến 60km và được dừng xe bất cứ nơi nào bé thích để được bố mẹ giải thích tỉ mỉ về điều này điều kia mà bé thắc mắc muốn biết.
Học cách sống độc lập mọi lúc, mọi nơi
Bé được cho phép đi chơi một mình một hôm đến nhà bạn, hay đến nhà dì ở xa thành phố vài ngày đến 2 tuần, cho đến về quê với ông bà ngoại nghỉ hè hẳn một tháng mà không có bố mẹ đi cùng. Và trong tất cả mọi lần, bé đều được hướng dẫn cách để tự sắp xếp quần áo, chuẩn bị đồ đạc và tự mang ba lô của mình khi đi. Điều này giúp bé học được cách sắp xếp các vấn đề trong cuộc sống và xử lý vấn đề tốt hơn.
Tạo dựng tình yêu đọc sách
Mật Ong được bố mẹ thường xuyên đưa đi nhà sách và mua sách theo định kỳ khoảng 2 tuần một lần. Bố mẹ bé khuyến khích bé xem tranh và kể lại thành truyện. Những cuốn sách được chọn đều nằm trong top các cuốn sách hay dành cho thiếu nhi, hay những cuốn sách dạy về phép tắc ứng xử. Điều này khiến bé rất thích đọc sách.
Bồi bổ kỹ năng giao tiếp – ứng xử
Bên cạnh việc thường được đưa ra ngoài vui chơi với bạn bè, gặp gỡ giao lưu với mọi người, mẹ bé còn mở một lớp hướng dẫn làm bánh cho các bé tại nhà hoàn toàn miễn phí vào mỗi cuối tuần. Lớp rất đông học viên nhí tham gia (2-5 tuổi), qua đó, bé Mật Ong học được cách ứng xử khi bạn bè đến nhà chơi. Mẹ bé cũng thường viết “nhận xét” về các học viên nhí và mẹ sau khi tham gia lớp bánh, mang lại nhiều điều bổ ích và khuyến khích các mẹ khác có thể tự tạo những nhóm trẻ để các bé vừa chơi vừa học cùng nhau.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

4 “Thời điểm tốt” để dạy con hiệu quả

Trẻ con có thể được ví như ‘một tờ giấy trắng’, mỗi một hành động, lời nói của người lớn xung quanh đều có những ảnh hưởng nhất định tới việc hình thành nhân cách của bé sau này. Thêm vào đó, ở từng độ tuổi, việc tiếp thu và khả năng nhận thức vấn đề của bé cũng khác nhau, do vậy bố mẹ cần có những phương pháp phù hợp để hướng dẫn bé đi đúng hướng. Dưới đây là 4 giai đoạn chính cho đến tuổi đi học của bé cùng với các đặc điểm và một số lưu ý về cách dạy trẻ mà bố mẹ nên tham khảo:
Bé từ 1-2 tuổi
Ở độ tuổi này, bé đang bắt đầu biết đi và tập nói, đây cũng chính là lúc bé vô cùng tò mò về thế giới xung quanh. Bố mẹ sẽ nhận ra rằng lúc này bé sẽ luôn luôn dồi dào năng lượng mong muốn khám phá môi trường xung quanh mình.
[​IMG]
Ở độ tuổi 1-2, bé đang bắt đầu biết đi và tập nói, đây cũng chính là lúc bé vô cùng tò mò về thế giới xung quanh.
Biểu hiện điển hình – Bé chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của những lời bố mẹ nói. Đồng thời bé cũng sẽ chưa khám phá ra các ‘quy luật’ mà bố mẹ vẫn cho là hiển nhiên, ví dụ như việc bình hoa thủy tinh rơi xuống từ trên cao thì sẽ vỡ.
– Bé tò mò muốn khám phá mọi thứ, luôn luôn háo hức và không đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Bên cạnh đó, bé cũng thường sẽ chưa thể hiểu được từ ngữ nào nên dùng trong ngữ cảnh nào cho phù hợp.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Bố mẹ không nên đặt kỳ vọng quá cao vào việc bé có thể hiểu chuyện và nghe lời mình trong các tình huống. Cách tốt nhất để dạy trẻ lúc này là thực hiện hành động làm mẫu, chú ý tới việc sử dụng giọng nói và biểu cảm nhẹ nhàng và phù hợp khi nói chuyện với bé. Tuyệt đối không nên thể hiện thái độ khắt khe với bé vào lúc này vì bé còn quá nhỏ.
– Bố mẹ tốt nhất nên tạo một môi trường an toàn để bé có thể tự do khám phá mà không gặp trở ngại gì nguy hiểm bằng cách ví dụ như cất các đồ vật sắc nhọn hay dễ vỡ đi chỗ khác. Khi bé quá đòi hỏi làm một việc mà bố mẹ không đồng ý thì nên đánh lạc hướng, khiến bé mất tập trung mà không nên từ chối ngay. Ví dụ nếu bé 18 tháng tuổi nhà bạn không chịu để mẹ thắt dây an toàn trên xe, hãy an ủi bé, nói rằng bạn cũng biết bé không thích và đánh lạc hướng sự chú ý của bé đi việc khác.
Bé từ 3-4 tuổi
Bé đã bắt đầu hình thành khả năng suy nghĩ và hành động độc lập. Tuy nhiên cảm xúc trong độ tuổi này có thể coi là khá ‘thất thường’.
Biểu hiện điển hình
– Bé có thể nhận thức và hiểu được cách thực hiện một số việc điển hình ví dụ như đánh răng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên bố mẹ không nên hy vọng bé sẽ ‘răm rắp’ chấp hành quy định này được.
– Bé cũng đã phần nào hiểu được kết quả hay hậu quả của mỗi hành động mình làm, ví dụ như nghịch ngợm có thể bị mắng, ngoan ngoãn thường sẽ được khen.
– Dù nhận thức được nhiều việc hơn lứa tuổi từ 1 tới 2 tuổi, nhưng bé sẽ vẫn còn hay hờn dỗi hay rên rỉ khi không có được thứ mình muốn.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Bố mẹ không nên áp dụng những hình phạt nặng nề khi bé làm sai hay không nghe lời, thay vào đó nên ‘thủ thỉ’ giải thích cho bé hiểu, khuyến khích bé làm đúng và chú ý theo dõi để ghi nhận sự thay đổi của bé. Trẻ con thường rất thích được khen và cưng chiều vì vậy bố mẹ có thể tận dụng tâm lý này để dẫn dắt bé đi đúng hướng.
– Với suy nghĩ non nớt của bé trong độ tuổi này, bố mẹ không nên lặp đi lặp lại quá nhiều lần lỗi sai của bé, khiến bé có cảm giác việc bị phạt quá nặng nề.
– Khuyến khích bé luyện tập những thói quen tốt. Ví dụ như mẹ có thể mở một bài nhạc mà bé yêu thích mỗi sáng và ‘đố’ bé tự đánh răng, rửa mặt trước khi bài hát đó kết thúc. Bé chắc chắn sẽ thích sự kết hợp này!
Bé 5 tuổi
Biểu hiện điển hình
– Bé 5 tuổi thường đã có thể hiểu khá rõ các quy tắc thông thường trong cuộc sống của mình hằng ngày và hiểu được giới hạn của việc mình làm. Tuy nhiên ở độ tuổi này, bé lại thường dễ hành động theo cảm tính hơn là suy nghĩ kỹ càng.
– Bé ở độ tuổi này cũng đã có thể phần nào kiểm soát được hành động của mình để tránh bị bố mẹ trách phạt, tuy nhiên dẫu sao bé cũng chỉ là trẻ con vì vậy khi không đạt được điều mình muốn, biểu hiện phổ biến có thể là hờn giận, đóng sập cửa hay không chịu nói chuyện với bố mẹ.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Tập cho bé cách đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Hãy hỏi bé những câu tương tự như: “Nếu người khác làm như vậy thì con cảm thấy thế nào?”. Giải thích ảnh hưởng của hành vi bé làm với người khác và nêu rõ lý do tại sao hành động của bé là không đúng.
– Bố mẹ cũng có thể thử áp dụng cách quản lý hành vi của trẻ được nhiều nước phát triển hiện nay áp dụng như hệ thống Smiley Face (khuôn mặt cười), được phát triển bởi tiến sỹ Ruth Peters. Cách thức khá đơn giản và thú vị như sau: mỗi buổi sáng tặng bé 3 hình mặt cười dán trên tủ lạnh chẳng hạn, giao ước với bé nếu một hành động không đúng sẽ có một hình mặt cười bị gạch bỏ. Cuối cùng, bố mẹ hãy thưởng cho bé nếu tới cuối ngày vẫn còn hình mặt cười chưa bị gạch và ngược lại.
– Bắt đầu đưa ra giới hạn cho bé. Ví dụ như khi bé dỗi hờn, không chịu nói chuyện hay mở cửa phòng, bố mẹ có thể đưa ra một mốc thời gian nhất định và nếu hết thời gian đó mà bé vẫn chưa chịu nhận ra mình sai thì hình phạt sẽ bị tăng lên.
Bé từ 6-7 tuổi
Thế giới của bé lúc này mở rộng hơn phạm vi gia đình qua việc đi học và tiếp xúc với bạn bè, trường lớp và thầy cô. Tính kỷ luật ở lứa tuổi này đối với trẻ em là vô cùng quan trọng.
Biểu hiện phổ biến
– Bé đã phần nào nâng cao được khả năng tự kiểm soát của mình để thích nghi với môi trường trong lớp học. Bé cũng học được cách hợp tác trong nhóm, giữ trật tự trong lớp và giơ tay phát biểu ý kiến thay vì tự do lên tiếng hò hét như ở nhà.
– Bé sẽ hiểu được việc được khen thưởng khi đi học khó hơn nhiều khi ở nhà, khi mà bé là trung tâm cho sự quan tâm của cả nhà.
– Bé sẽ có biểu hiện mong muốn được đối xử như người lớn. Chính vì vậy, bố mẹ không nên cười khi bé tỏ ra người lớn, thay vào đó hãy giúp đỡ bé để bé hoàn thành trách nhiệm của mình.
Lưu ý khi dạy trẻ
– Khuyên khích bé rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Thay vì việc phạt hay trách mắng bé sau khi mắc lỗi, hãy hướng dẫn bé cách phòng ngừa việc xảy ra lỗi đó. Kỹ năng này chắc chăn sẽ giúp bé rất nhiều trong việc học.
[​IMG]
Ở từng độ tuổi, việc tiếp thu và khả năng nhận thức vấn đề của bé cũng khác nhau,
– Tích cực theo dõi và khen thưởng bé kịp thời. Nếu bé có thể giữ phòng của mình gọn gàng ngăn nắp nhiều ngày liền, hãy nhanh chóng khuyên khích và khen ngợi bé để tạo động lực. – Bắt đầu hướng dẫn bé làm những công việc nhà đơn giản để bé hiểu được giá trị của sự lạo động. Điều này cũng sẽ giúp bé xây dựng lòng tự trọng cho bản thân.
Thảo luận tại diễn đàn: Dạy con tiếp thu cực nhanh theo 4 “thời điểm vàng”

Những lý do không nên tắm cho bé ngay sau khi sinh

Tắm cho bé
Thông thường em bé sau khi chào đời sẽ không được tắm ngay, bạn có biết tại sao lại có sự trì hoãn này không?
Việc trì hoãn việc tắm cho bé sơ sinh là để lớp này tồn tại lâu hơn trên da bé giúp tạo ra một lớp bảo vệ trong thời gian chờ đợi hệ miễn dịch của bé trở nên mạnh mẽ đồng thời giúp làm ẩm và mềm da bé.
1. Duy trì lớp bảo vệ tự nhiên cho làn da bé
Ở trong bụng mẹ, Có 1 lớp màng đặc biệt bao bọc quanh làn da bé nhằm bảo vệ cơ thể khỏi môi trường đầy nước xung quanh. Bé sơ sinh khi chào đời, làn da vẫn còn được phủ lớp màng có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Lớp màng tự nhiên này sẽ tiếp tục bảo vệ làn da của bé. Đó là 1 lý do tại sao nên trì hoãn việc tắm bé sơ sinh ngay khi vừa chào đời. Đối với những em bé ở trong bụng mẹ quá lâu thường không nhìn thấy màng bao ngoài da, ngoại trừ ở một số nếp gấp ở tay, chân hay đùi.
Theo các chuyên gia, lớp màng tự nhiên này có ích đối với chức năng miễn dịch, Việc trì hoãn việc tắm cho bé sơ sinh là để lớp này tồn tại lâu hơn trên da bé giúp tạo ra một lớp bảo vệ trong thời gian chờ đợi hệ miễn dịch của bé trở nên mạnh mẽ đồng thời giúp làm ẩm và mềm da bé.
2. Bé có thêm thời gian để “khám phá” mẹ và thế giới
Sau khi sinh, bé sẽ cảm thấy bất an vì môi trường quanh mình quá lạ lẫm nên luôn muốn được ở gần mẹ càng nhiều càng tốt. Hiện nay, người ta thường sử dụng phương pháp kangaroo tức là đặt con lên ngực mẹ để sưởi ấm cho bé. Việc này giúp bé dễ dàng nghe được mẹ, cảm nhận được sự quen thuộc từ mùi cơ thể của mẹ và cảm thấy an toàn hơn thông qua tiếp xúc làn da. Đây cũng là cách giúp bé có thể dẽ dàng thích ững với sự chuyển đổi môi trường sống từ trong bụng mẹ ra ngoài, đồng thời bé ở gần mẹ sẽ kích thích sản xuất sữa mẹ nhanh hơn. Do đó, trẻ không cần phải tắm cho bé ngay sau khi sinh. Điều này vô tình gây ảnh hưởng đến quá trình bé cảm nhận về mẹ và về cuộc sống xung quanh.
tắm cho bé
3. Giúp bé ổn định nhiệt độ cơ thể
Khi vừa chào đời khả năng điều chỉnh thân nhiệt của bé còn chưa tốt. Nếu tắm cho bé quá sớm có thể khiến bé bị lạnh và khó điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể cần thiết. Cách tốt nhất để giúp bé con duy trì được nhiệt độ cơ thể là để mẹ sưởi ấm cho bé trong lớp quần áo vừa đủ.
4. Tránh tăng đường huyết và hoóc-môn stress
Bé bị tách khỏi mẹ sớm để đi tắm sẽ có phản ứng khóc. Để đáp ứng tình thình thực tế cơ thể bé bắt buộc sản sinh một loại hoóc-môn gây stress. Điều này có thể khiến bé dễ bị tuột đường huyết vì cơ thể làm việc quá căng thẳng. Nếu được ở bên mẹ lâu hơn các cơ quan trong cơ thể bé có khuynh hướng thực hiện tốt chức năng của chúng .
5. Tắm cùng với bố mẹ sẽ vui hơn nhiều
Trẻ sơ sinh sẽ cảm nhận được sự an toàn nếu được ở cạnh những người mà mình thân quen nhất. Đây là lý do để bố mẹ có thể dành lần tắm đầu tiên cho bé tại nhà mình và do tự tay bố mẹ làm việc này thì lại càng thú vị hơn.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

11 kỹ năng bố mẹ Pháp nào cũng dạy con tuổi đến trường

Dạy con nấu nướng
Dạy con nấu nướng
Người Pháp nổi tiếng thế giới về phương pháp dạy trẻ có hành vi tốt về cả việc ăn uống, làm việc nhà lẫn học tập, trong khi bố mẹ vẫn nhàn tênh. Dưới đây là những kỹ năng bạn nên học người Pháp để dạy con trong năm học này:
1.Cảm giác bị thất bại là điều tốt. Hãy để cho con bạn trải nghiệm nó. Đó là cách thực sự hiệu quả để trẻ phát triển các kỹ năng ứng phó.
2. Kiên nhẫn là một đức tính cần thiết. Dạy trẻ biết đợi đến bữa tối, đợi được bố mẹ chú ý hay đợi giáo viên trả lời… sẽ giúp bé biết chịu đựng sự trì hoãn mà không phẫn nộ hay lo âu.
3. Thời gian của người lớn là giá trị, cần thiết và không phải lúc nào cũng cần phân chia đều. Điều này giúp thể hiện với trẻ rằng bố và mẹ có cuộc sống riêng bên ngoài việc đáp ứng những đòi hỏi không ngừng của con cái. Tất cả những điều này dạy trẻ về các nhu cầu cân bằng, biết kiên nhẫn và vượt qua thất bại.
dạy con
4. Trẻ không cần được bao bọc quá. Nếu trẻ quên quần áo thể dục hay vé đi thăm quan bảo tàng, hãy để bé chịu hậu quả. Làm tương tự khi con bị điểm kém. Đừng liên lạc với giáo viên ngay cả khi bạn thấy họ cho điểm thực sự khắt khe. Khi trẻ chịu được hậu quả từ những lỗi nhỏ, chúng sẽ biết cách cân nhắc kỹ trước khi quên hay bỏ qua những điều quan trọng hơn. Và điều này sẽ giúp trẻ làm quen với “cuộc đời thực”.
5. Ra ngoài trời với xe đạp, xe scooter… và để trẻ tự đi. Để trẻ đi các phương tiện này tới trường, đi siêu thị kết hợp với rèn luyện thể thao. Chẳng có gì giúp con vững vàng hơn và khỏe khoắn hơn những cách này.
6. Tuy nhiên, đừng bắt con tham gia vào quá nhiều hoạt động ngoại khóa đến nỗi trẻ không còn khoảng trống nào để thở. Các bố mẹ Pháp không có khuynh hướng xếp lịch học của con quá dày đặc vì họ tin rằng thời gian nghỉ ngơi là cần thiết và bữa tối gia đình là bất khả xâm phạm. Quan trọng hơn, họ từ chối trở thành nô lệ cho lịch học của trẻ và dành thời gian rảnh của mình để làm việc riêng.
7. Để con cái tham gia vào các việc nhà. Đổ rác, dọn bàn và thậm chí cả lên kế hoạch cho bữa ăn đều là những phần việc trẻ em Pháp đảm nhiệm. Trẻ là một phần của gia đình và có thể góp phần vun vén cho gia đình.
8. Thời gian cho gia đình là quan trọng nhất. Ngay cả khi việc cả nhà tối nào cũng ăn cùng nhau là không thể thì các gia đình Pháp luôn cố gắng lên lịch để ít nhất mỗi tuần có thể ngồi quây quần bên nhau vài lần. Vào cuối tuần, ngay cả khi trẻ đi dự tiệc sinh nhật hay tập đá bóng, họ cũng đảm bảo lịch ăn tối hay ăn trưa, cùng với việc đi dạo, đạp xe hay vui chơi bên nhau trong công viên.
9. Khi bạn có nhiều con, hãy dạy chúng biết giúp đỡ lẫn nhau. Để trẻ lớn đi bộ với em nhỏ tới trường, mang bữa ăn nhẹ cho em hay giúp đỡ em làm bài tập nếu có thể. Việc này giúp tình cảm anh chị em trong gia đình gắn bó và bền vững, làm giảm nhẹ những đòi hỏi với bố mẹ và còn khiến trẻ càng tăng khả năng tự túc, tự lập.
10. Người Pháp coi trọng những phép tắc.  Trẻ có hành vi đúng mực văn minh là điều bất cứ bố mẹ nào cũng muốn. Trẻ, dù nhút nhát hay bạo dạn, đều được mong đợi là biết giới thiệu về bản thân, nói xin chào, tạm biệt, cảm ơn và có các hành vi lịch sự cơ bản khi ăn uống, ngay cả lúc chỉ ở bên bạn bè.
11. Tạo điều kiện để trẻ có nhiều thời gian thú vị ở ngoài trời. Để trẻ có thời gian thư giãn chạy nhảy bên ngoài, vào công viên, đi dạo cùng bố mẹ, anh chị em. Điều này vừa tốt cho sức khỏe, trí não và tâm trạng trẻ.

Học cách mẹ Nhật chọn đồ chơi thông minh cho con

Đồ chơi như một công cụ không thể thiếu để cha mẹ giao tiếp cùng trẻ, giúp trẻ phát triển về trí tuệ, kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo.
Trước muôn vàn các loại đồ chơi trông vô cùng bắt mắt, nhất là trước những đồ chơi được quảng cáo rất hấp dẫn như “giúp phát triển trí thông minh cho trẻ”, thì không ít cha mẹ phải đau đầu với việc lựa chọn đồ chơi như thế nào để phù hợp với sự phát triển của con, đồng thời phân vân không biết “lời quảng cáo” kia có thật hay không.
Bài viết dưới đây được tham khảo từ chương trình tư vấn nuôi dạy con “Sukusuku kosodate” trên kênh NHK dành cho các bậc cha mẹ Nhật Bản, hi vọng sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn của bố mẹ khi chọn đồ chơi cho con.
1. Tiêu chí khi chọn đồ chơi
Khi chọn mua đồ chơi cho con có 3 điểm quan trọng nhất cha mẹ cần lưu tâm đó là:
– Đồ chơi đó có thể chơi cùng người khác, cha mẹ có thể giao tiếp, trò chuyện với trẻ thông qua đồ chơi ấy.
– Đồ chơi đó phải nuôi dưỡng khả năng tập trung cho trẻ, hoặc nó sẽ biến hóa khi trẻ chơi hoặc tác động vào nó.
– Nếu có thể thì đồ chơi handmade là một lựa chọn không tồi vì nó có ý nghĩa đặc biết đối với trẻ: cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lưu lại những kỉ niệm ấu thơ cho trẻ.
2. Những đồ chơi phát triển trí thông minh: nhiều hay ít là tốt
Không ít gia đình có điều kiện rất tích cực đầu tư đồ chơi để giúp con phát triển trí tuệ. Nào là các loại xếp hình, đất sét để nặn, miếng ghép hình, nhạc cụ phát ra âm thanh, đàn piano, đến các loại flash card, luyện kỹ năng ngón tay theo các phương pháp giáo dục nổi tiếng trên thế giới…chất đầy trong phòng. Thế nhưng ngoài việc kích thích ham muốn khám phá và nuôi dưỡng trí tuệ thì mặt trái của nó là trẻ rất nhanh chán và không chịu tập trung lâu vào một trò nào cả. Đôi khi cha mẹ cũng bị nhiễu loạn không biết nên sắp xếp để cho con chơi như thế nào cho hiệu quả. Vậy thì cách giải quyết ở đây là như thế nào.
Thực ra không cần mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ bới vì đối với trẻ chỉ cần một hai món đồ bé thật sự yêu thích và tập trung cao độ vào đồ chơi đó còn hiệu quả hơn nhiều so với việc được tiếp xúc với nhiều đồ chơi chỉ trong giây lát.
Miyazaki Hayao (đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng thế giới của Nhật, người đã tạo ra những bộ phim làm say mê hàng triệu khán giả trên khắp thế giới như bộ phim “Cuộc phưu lưu của Chihiro vào vùng đất linh hồn”) đã từng khuyên các bậc cha mẹ rằng đối với con trẻ chỉ cần cho trẻ xem một bộ phim hoạt hình là đủ, một đồ chơi yêu thích là đủ vì chính món đồ mà trẻ thực sự yêu thích ấy mới là khởi nguồn tạo ra niềm say mê cho trẻ sau này.
Còn nếu cha mẹ muốn mua nhiều đồ chơi nhưng vẫn muốn sử dụng nó hiệu quả thì cách tốt nhất là mỗi ngày hãy chỉ để một số lượng đồ chơi giới hạn trong phạm vi hai mẹ con có thể dọn nó trong vòng 2-3 phút, chứ không nên bày ra nhiều quá. Tiếp đến là lên lịch chơi trong tuần để sử dụng tất cả các đồ chơi cho hiệu quả.
3. Cách sử dụng đồ chơi như thế nào
Mục đích quan trọng nhất của đồ chơi chính là dùng nó như một công cụ để cha mẹ và con cái trò chuyện hay là tương tác với nhau. Cũng không nhất thiết trò chơi đó phải vui nhộn, ồn ào, nó cũng có thể yên lặng để trẻ có thể tập trung. Với một đồ chơi cha mẹ có thể biến hóa nó thành nhiều đồ chơi khác nhau. Có thể nó được làm từ những dụng cụ đơn giản trong gia đình, hoặc từ đò bỏ đi không dùng đến nữa, nhưng chỉ cần một chút tinh ý cha mẹ có thể tạo ra niềm vui bất ngờ cho con.
Ví dụ với quả bóng có lỗ hổng là hình lục giác cha mẹ có thể nhét con thú bông vào bên trong rồi lăn cho trẻ xem, có thể xâu dây qua rồi nghiêng đi cho quả bóng lăn theo sợi dây.
Hãy chọn xếp hình bằng gỗ nhưng có phát ra âm thanh để cho trẻ lắc, hoặc cho khúc gỗ đó vào hộp trống lắc cho trẻ nghe. Có thể cho vài hòn bi vào chai nhựa trong suốt để cho trẻ cầm lắc. Đó là những ví dụ rất đơn giản mà cha mẹ có thể tận dụng những dụng cụ xung quanh mình làm đồ chơi cho trẻ. Điều quan trọng là đồ chơi ấy đều khiến cả cha mẹ và con cái đều vui vẻ, và đem lại những nụ cười sảng khoái. Đôi khi cha mẹ hãy quan sát cách chơi của trẻ để từ đó nghĩ ra những ý tưởng mới phù hợp với cách chơi ấy.
Khi trẻ được tầm 3 tuổi trở đi cha mẹ hãy để cho trẻ tự chọn đồ chơi, còn bản thân chỉ cần ngồi bên để xem trẻ chơi như nào và tham gia khi trẻ muốn.
chọn đồ chơi cho con
4. Chọn đồ chơi ứng với từng lứa tuổi
Ứng với từng giai đoạn 3 tháng một trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau và cha mẹ nên nắm rõ giai đoạn ấy trẻ đang phát triển về cái gì để tìm đồ chơi cho phù hợp.
Ví dụ như giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi thì nuôi dưỡng ngũ quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm chính là điều quan trọng nhất. Trò chơi tốt nhất với trẻ chính là giọng nói của mẹ, nụ cười của mẹ, đôi khi là cả động tác nhảy múa để pha trò, chơi ú òa, cần cẩu, nhấc bổng, làm máy bay, làm ngựa phi chính là những trò chơi gần gũi nhất.
Giai đoạn 6 tháng đầu tiên vì thính giác và thị giác của trẻ rất phát triển, nên ngoài giọng nói của mẹ hãy cho trẻ chơi những đồ chơi phát ra âm thanh như là quả cầu hay con thú nhồi bông có nhiều màu sắc mà khi trẻ lắc lắc nó sẽ phát ra tiếng kêu. Đồng thời lớn hơn một chút trẻ rất thích nhìn những đồ vật chuyển động nên hãy cho bé nhìn quả bóng vừa lăn vừa phát ra tiếng kêu.
Hoặc là khi trẻ đã biết ngồi hoặc biết đi rồi cho trẻ chơi xe kéo có buộc dây để trẻ có thế kéo, hoặc kéo để xô đổ con gấu. Thông qua trò chơi như vậy trẻ sẽ nhận thức được quá trình mình cầm rồi mình kéo và đồ vật chuyển động
Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể hơn về các đồ chơi cho trẻ ứng với từng lứa tuổi:
5 tháng tuổi: để luyện ngón tay cho bé mình cho bé nhặt nắp chai nhựa, tập bóc miếng dính stick, chai nước có hòn bi.
Tầm 6-12 tháng: làm hộp bí mật để bé tập cho tay vào lôi đồ ra. Gõ trống. Làm trò ú òa từ hai lõi của cuộn giấy. Tái chế từ vỏ hộp sữa chua đồ chơi phát ra tiếng kêu và có sự biến hóa khi kéo, cái lắc cho bóng lăn qua (hình).
Tầm 12-18 tháng có thể: tập đi trên vạch thẳng, chơi với kẹp quần áo và hình mặt cười làm thành hình con sư tử, chơi với hộp có dây rút (hình), tập pha màu nước, chuyển đồ từ thùng này sang thùng khác.
Tầm 18-24 tháng: chơi bong bóng xà phòng, câu cá, ném vòng vào cột, xâu hạt qua dây, tập làm ca sĩ, tập nấu ăn với các đạo cụ làm từ bìa xốp, tập cầm bút vẽ lại theo nét đã có sẵn.
Tầm 2- 3 tuổi có thể: chơi mô hình tàu điện, ghép hình, xếp hình, nặn đất sét, vẽ tranh…