Các Fanpage chính thức của lamchame

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Mẹ Việt Ở Thụy Điển Gợi Ý Thực Đơn Nhanh-ngon-bổ Cho Bé Trên 1 Tuổi

Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, người lớn ăn gì bé ăn nấy, các bữa ăn được đổi món liên tục… là những điểm nổi bật trong thực đơn ăn dặm cho bé trên 1 tuổi của bà mẹ Việt đang sinh sống ở Thụy Điển.

Cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy từ nhỏ nên từ khi bé hơn 1 tuổi, mẹ Quỳnh Chi (hiện đang sinh sống và làm việc ở Thụy Điển) đã cho Tim rất nhiều món khác nhau và Tim có thể ăn thô khá tốt. Cũng từ 1 tuổi trở đi, mẹ Tim không nấu đồ ăn riêng cho Tim nữa mà bố mẹ ăn gì, bé sẽ ăn nấy. Điều này giúp các mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc chế biến đồ ăn dặm cho con.
Mẹ Quỳnh Chi chỉ ra một số điểm lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bé trên 1 tuổi mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý, theo lời khuyên của cục thực phẩm Thụy Điển:
– Bắt đầu từ 1 tuổi, bé đã có thể điều chỉnh được nồng độ muối trong cơ thể nên có thể thêm muối vào đồ ăn và nên dùng muối i ốt.
– Bắt đầu từ 1 tuổi, bé có thể ăn được rau có lá bản màu xanh.
– Ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi thực phẩm thường xuyên.
– Ăn hoa quả sau bữa ăn để giúp tăng cường hấp thụ sắt và uống nước sau bữa ăn.
– Ăn cá và hải sản tối thiểu 2-3 lần 1 tuần.
– Dùng dầu ăn trong chế biến đồ ăn (ưu tiên dầu hạt cải).
– Thực phẩm chức năng rất ít khi được kiểm chứng khoa học, và lại càng hiếm khi được kiểm chứng trên trẻ nhỏ. Chính vì vậy không nên dùng thực phẩm chức năng cho trẻ.
– Cà phê, coca-cola, chè, nuớc uống tăng lực (ví dụ bò húc)… là những thứ không phù hợp với trẻ do chứa caffein.
– Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt một cách tối đa. Cho trẻ sử dụng các sản phẩm không có thêm đường, bởi các sản phẩm thêm đường rất có hại cho răng của bé, làm tăng nguy cơ béo phì.
Thêm một điều nữa là bước vào giai đoạn này, dù bé đã ăn được làm quen với việc ăn thô nhưng mẹ vẫn cần cắt nhỏ đồ ăn để bé bốc hoặc xiên khi ăn.
Trong thực đơn ăn dặm của Tim từ sau 1 tuổi, mẹ Quỳnh Chi vẫn ưu tiên cho bé ăn rau của quả, thịt cá, không ưu tiên tinh bột.
Cùng tham khảo thực đơn nhanh-ngon-bổ của mẹ Quỳnh Chi chế biến cho Tim:
[​IMG]Đậu que luộc, cơm gạo lứt nấu đậu, cá hồi rán.
[​IMG]Thịt lợn cuốn giấy bạc nướng, ớt chuông, đậu Hà Lan, măng tây và đậu trắng.
[​IMG]Đậu đũa luộc, lơ xanh nướng, khoai tây nấu sữa, bánh mỳ rau thơm, thịt viên rán.
[​IMG]Sushi
[​IMG]Cá hấp, cơm nấu với đậu xanh, rau củ xào.
[​IMG]Trứng tráng ớt chuông đỏ, cơm gạo lứt, cải thảo xà cà chua.
[​IMG]Thịt kho, ngô luộc, salad.
[​IMG]Bữa trưa chay của Tim: bánh củ dền, salad bắp cải, cơm, sốt sữa chua táo.
[​IMG]Cá hồi bỏ lò, khoai tây rán, đậu luộc.
[​IMG]Salad su hào carrot, trứng tráng rau củ (hành, măng tây, ớt chuông), cơm gạo lứt rang.
[​IMG]“Thịt viên chay” (làm từ cơm, phô mai, củ cần tây nghiền), rau củ luộc.
[​IMG]Bắp cải cuộn thịt, khoai tây luộc, carot nạo.
[​IMG]Mỳ xào với trứng và rau củ.
[​IMG]Miến nấu cá hồi rau củ.
[​IMG]Bữa sáng: cháo yến mạch ăn kèm táo nạo, nho khô và sữa yến mạch.
[​IMG]Đậu que, đậu Hà Lan, khoai tây luộc, cà chua bi, cá sốt bơ.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Tổng Hợp Mẹo Chăm Con Để “mùa Đông Không Ốm”

Bé với mùa đông
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa đông là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ.
Mùa đông là mùa trẻ em dễ bị các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi… đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện. Để cơ thể các bé được bảo vệ và chống lại những căn bệnh của mùa đông, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Giữ ấm cho cơ thể
Mùa đông thời tiết giá lạnh, bởi vậy để bảo vệ sức khỏe cho bé, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Về đêm nhiệt độ xuống thấp, việc giữ cho trẻ lại càng trở nên quan trọng hơn.
1. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa này, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé. Bé thường hay ngọ nguậy để cố gắng mở nút gài hay khóa áo. Do vậy bạn phải cài áo cho bé cẩn thận để áo không bị bung ra.
2. Nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc thay áo trong cho bé.
3. Đặc biệt trong mùa đông các bạn không nên quấn tã giấy cho bé. Hoặc nếu có quấn tã thì nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.
4. Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25-28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thẻ sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé.
[​IMG]
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa đông, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé
Vệ sinh thân thể
Trời mùa đông, các mẹ hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc hạn chế tắm cho bé. Tuy nhiên đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí là một sai lầm phổ biến, đáng trách.
1. Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám, nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.
2. Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.
3. Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 3-4 ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút.
Cho bé bú
1. Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú.
2. Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút.
3. Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.
4. Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy.
Giữ da bé luôn khô thoáng
Trong mùa đông, da của trẻ sơ sinh trở nên rất khô. Để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban, phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.
Dưỡng ẩm
Da của trẻ sơ sinh thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Đừng quên thoa dầu dưỡng trước khi tắm. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.
Cho bé ở trong nhà
Trong mùa đông, quan trọng là để bé ở trong nhà. Mùa đông không tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ mới sinh và em bé. Nếu mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh, ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú). Vì vậy, để tránh những vấn đề sức khỏe và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt trong mùa đông. Nếu muốn, bạn có thể ngồi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ngày để hấp thụ vitamin D và cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trên da và quần áo.

Làm thế nào để nuôi dưỡng hạnh phúc cho con

Mẹ và bé cùng chơi
Mẹ và bé cùng chơi
Là cha mẹ, hẳn ai cũng mong muốn con cái mình luôn được hạnh phúc. Hạnh phúc sẽ giúp cho bé thêm thông minh, thành công và tự tin trong cuộc sống sau này.

Vì vậy, cha mẹ hãy thử những lời khuyên dưới đây để nuôi dưỡng sự hạnh phúc và vui vẻ trong bé:
Nụ cười
Dù bạn có đang áp lực với công việc hay đang cãi cọ với chồng thì khi nhìn thấy con, bạn hãy nở một nụ cười chào đón. Đó là cách đơn giản nhất để truyền hạnh phúc và niềm vui cho bé.
[​IMG]
nuôi dưỡng hạnh phúc cho con
Cố gắng nói ‘Có’ nhiều hơn nói ‘Không’
Nhiều cha mẹ có thói quen nói “Không” với hầu hết mong muốn của con cái. Mỗi khi con của bạn hỏi cái gì đó, bạn hãy cố gắng tìm câu trả lời là “Có” thay vì vội vã nói “Không”. Điều này không phải dễ dàng nhưng cũng không quá khó như bạn tưởng.
Toàn tâm, toàn ý khi ở bên bé
Hầu hết cha mẹ nghĩ rằng có mặt ở bên cạnh con là đủ. Nhiều bố mẹ ở nhà và được gọi là chơi với bé nhưng lại tất bật với những việc khác như kiểm tra mail, lướt web hoặc để tâm trí ở những mối lo lắng khác. Mẹ hãy dành toàn tâm, toàn ý cho bé, chơi với bé dù chỉ 1 tiếng mỗi ngày.
[​IMG]Tham gia các trò chơi cùng con
Các bé muốn được cha mẹ chơi cùng mình. Bé không cần đòi cha mẹ mua đồ chơi đắt tiền mà chỉ thích được chạy và chơi bóng cùng mẹ trong công viên. Mẹ hãy dành thời gian để tham gia các hoạt động thể chất cùng con.
[​IMG]
Hạn chế thời gian bé xem tivi

Bé càng ít xem tivi thì bé càng có nhiều hạnh phúc. Mẹ hãy khuyến khích bé đọc và khám phá tài năng của bé như cho bé vẽ, học nghệ thuật thay vì chỉ chúi mắt vào màn hình tivi hay máy tính.
Tôn trọng con

Nếu mẹ muốn con hạnh phúc thì mẹ nên đối xử một cách tôn trọng với con. Mẹ đừng bao giờ dùng từ ngữ nặng lời chửi con, nhất là ở những nơi công cộng. Mẹ cũng không bao giờ được đánh đập bé. Mẹ hãy nói chuyện với bé và hiểu những gì bé muốn.
[​IMG]
Làm gương cho con
Nếu bạn muốn con mình hạnh phúc thì bản thân bạn phải là người hạnh phúc. Các bé học được từ những gì các bé thấy, không phải chỉ những gì bé nghe được. Vì vậy, nếu mẹ luôn thất vọng và chán nản thì đừng hỏi vì sao, bé lại “hấp thu” cách sống tiêu cực này từ mẹ.
Thảo luận tại diễn đàn: ‘Bí kíp’ nuôi dưỡng hạnh phúc cho con